Doanh nhân Đoàn Nguyên Đức sinh năm 1962 tại tỉnh Bình Định. Ông được biết đến nhiều hơn với biệt danh “Bầu Đức” cũng như tình yêu, sự quan tâm và đầu tư dành cho bóng đá nước nhà. “Ông Bầu” trong làng bóng từ hai bàn tay trắng đã xây dựng nên thương hiệu nổi tiếng Hoàng Anh – Gia Lai. Năm 2011, ông được Wall Street Journal đánh giá là một trong 30 doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về “Bầu Đức” bạn nhé
Tiểu sử Đoàn Nguyên Đức
Đoàn Nguyên Đức sinh ra trong gia đình có 10 anh chị em ruột, quê quán tại xã Nhơn Mỹ, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định. Bố là ông Đoàn Tiến Quyết và mẹ là Nguyễn Thị Thơm.
Năm 1965 khi mới 3 tuổi, theo cả gia đình chuyển lên An Phú, Pleiku, Gia Lai sinh sống. Do nhà nghèo nên từ nhỏ việc gì vất vả ông đã đều làm qua. Gia đình ông chuyển lên Gia Lai cũng vẫn chỉ làm ruộng, làm rẫy, làm thuê nên cuộc sống cũng chẳng khác biệt gì nhiều so với thời kỳ còn ở Bình Định.
Sau khi tốt nghiệp cấp 3 hệ 12 năm (năm 1982), ông Đức lên Thành phố Hồ Chí Minh thi đại học nhưng thi trượt. Không nản lòng, Đoàn Nguyên Đức tiếp tục vừa làm vừa học, quyết thi đại học, nhưng tới lần thi thứ 4, ông vẫn không đậu.
“Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”.
Ông và vợ là bà Hoàng Thị Ngọc Bích có ba người con là Đoàn Hoàng Anh, Đoàn Hoàng Nam và Đoàn Hoàng Nam Anh. Vợ ông không nắm giữ % cổ phần nào trong Tập đoàn của gia đình.
Ba con của ông đều đang học tập và làm việc tại Singapore. Trong đó, con gái Đoàn Hoàng Anh làm việc trong một ngân hàng nước ngoài. Vợ ông cũng sống tại Singapore để tiện chăm sóc con cái.
Sự nghiệp của Đoàn Nguyên Đức
Đoàn Nguyên Đức, thường gọi là bầu Đức khởi nghiệp bằng việc trực tiếp điều hành một phân xưởng mộc nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại Gia Lai. Sau một thời gian hoạt động kinh doanh có hiệu quả ông chuyển qua nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như: trồng và chế biến gỗ, mủ cao su, sản xuất đá granit. Ông đã trở thành ông chủ của Tập đoàn tư nhân nổi tiếng trong nước và quốc tế – Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai.
Thừa thắng xông lên Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai mở rộng địa bàn ra kinh doanh các tỉnh trong cả nước và bổ sung ngành nghề kinh doanh mới là du lịch, địa ốc…
Bầu Đức vốn nổi tiếng là người mê bóng đá, Từ năm 2001, bầu Đức đã bỏ ra mỗi năm hơn 10 tỷ đồng đầu tư cho bóng đá. Nhờ bóng đá Hoàng Anh Gia Lại nhanh chóng trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước.
Bầu Đức được xem là người đầu tiên ở Việt Nam mua máy bay với giá lên tới 7 triệu USD. Một lần nữa nhờ thương vụ mua máy bay mà tên tuổi của ông lại nổi như cồn. Hình ảnh của ông xuất hiện trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng.
Vào cuối năm 2008, công ty Hoàng Anh Gia lại chính thức niêm yết trên HSX với mã cổ phiếu là HAG. HAG nhanh chóng nhận được sự quan tâm của giới đầu tư. HAG để lại dấu ấn khi liên tục huy động được vốn đầu tư nước ngoài. Hoàng Anh Gia Lai là doanh nghiệp tư nhân đi tiên phong trong việc đầu tư ra nước ngoài.
Với sự bất ổn của kinh tế vĩ mô HAG cũng gặp không ít sóng gió trong thời gian qua. HAG nổi tiếng với việc liên tục bị hạ bậc tín nhiệm, nợ thuế và đang phải “ôm” món nợ khổng lồ. Hoạt động kinh doanh bất động sản gặp khó khăn khiến doanh nghiệp này lao đao.
Nói đến HAG người ta nghĩ ngay đến bầu Đức. Người được xem là doanh nhân quyền lực nhất Đông Nam Á. Người chưa từng tốt nghiệp đại học nhưng lãnh đạo hàng chục nghìn người có bằng cấp đại học và trên đại học.
Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu HAG của gia đình bầu Đức (tháng 07/2012)
Cơ cấu sở hữu của HAG (tháng 07/2012)
Trong khoảng thời gian từ 7/5 đến 6/7/2012, ông Đức đã mua thêm 1,1 triệu cổ phiếu, nâng số cổ phiếu nắm giữ lên 259.670.859 đơn vị, tương đương 48,32% cổ phiếu đang lưu hành. Như vậy, sau giao dịch này gia đình bầu Đức đang nắm khoảng 56,92% vốn điều lệ của HAG. Tính theo thị giá ngày 18/7/2012 của HAG là 29.700 đồng một cổ phiếu, toàn bộ số cổ phần gia đình đại gia này sở hữu lên đến xấp xỉ 7.900 tỷ đồng.
Cơ cấu lao động HAG (31/12/2008)
Doanh thu và lợi nhuận của HAG qua các năm (triệu đồng)
Một số dự án tiêu biểu của của HAG
Trước đây, ông Đức xác định lãi của tập đoàn chủ yếu thu từ bất động sản thì cách đây vài năm ông đã chuyển hướng, bất động sản chỉ còn chiếm khoảng 25% hoạt động kinh doanh của tập đoàn. Do không lệ thuộc vào vốn nên bất động sản của HAGL vẫn đứng vững và cạnh tranh về giá. Ông cho rằng đang đi bằng 4 chân, bất động sản có yếu đi thì ông vẫn vững 3 chân còn lại, đó là thủy điện, khai khoáng và đặc biệt là cao su.
Khu căn hộ cao cấp & TTTMDV Hoàng Anh – Golden House
Dự án Golden House tọa lạc Trên đường Lê Văn Lương, Huyện Nhà Bè.Tp.HCM, với diện tích sàn xây dựng 198.145 m2. Khởi công quý III /2009 và dự kiến hoàn thành quý II /2012. Golden House có vị trí giao thông thuận lợi nằm liền kề khu đô thị Phú Mỹ Hưng, cách trung tâm quận 1 khoảng 15 phút xe máy, tiếp giáp với dự án Làng Đại Học, Đại học RMIT và nằm gần bệnh viện FV, bệnh viện tim Tâm Đức cùng với các dịch vụ giải trí sang trọng bậc nhất tại Việt Nam.
Dự án khu phức hợp đường 2/9 Đà Nẵng
Khu phức hợp dịch vụ thương mại cao tầng đường 2/9, Phường Bình Hiên, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Dự án nằm cạnh bờ sông Hàn có chiều dài 900m. Tổng diện tích đất khoảng 50.000m2. Dự kiến cuối năm 2008 sẽ tổ chức thi công và hoàn thành vào năm 2011- 2012 với tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 500.000m2
Thủy điện Bá Thước 2
Dự án Thủy điện Bá Thước 2 tọa lạc tại huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa, Việt Nam. Với công suất lắp đặt: 80MW. Tổng vốn đầu tư: 1.440 tỷ VND. Thời gian khởi công vào tháng 12/2009, dự kiến thời gian hoàn thành vào tháng 12/2012.
Bệnh viện Đại học Y dược – HAGL
Bệnh viện Đại học Y Dược – Hoàng Anh Gia Lai có tên giao dịch quốc tế là Medical University – Hoang Anh Gia Lai Hospital nằm tại vị trí cạnh Khu phố mới, Quốc lộ 19, Phường Trà Bá, TP. Pleiku.
Bệnh viện có diện tích 5 ha, diện tích xây dựng: 14.000 m2. Đây là bệnh viện đa khoa cao cấp có quy mô 200 giường. Tổng giá trị đầu tư 200 tỷ đồng. Bệnh viện sẽ chính thức đi vào hoạt động vào quý III/2011.
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của HAG
Câu chuyện khởi nghiệp thành công của Bầu Đức
20 năm liền, Bầu Đức làm việc miệt mài, không có ngày nghỉ. Ông say mê kiếm tiền đến quên cả bản thân như để trả món nợ cuộc đời, trả nợ cho tuổi thơ nghèo khó làm thợ kéo cày tại quê nhà. Ông có cảm giác như mình có duyên nợ và nét gì đó rất tương đồng với Bill Gates – tỷ phú thành công không bằng con đường học vấn. “Và tôi hiểu rằng trường đại học của tôi chính là đường đời”.
4 lần thị trược Đại Học
Lâu nay bầu Đức không chỉ nổi tiếng với những thương vụ đình đám trong làng bóng đá như mua cầu thủ nổi tiếng Kiatisuk, sở hữu phi cơ… người ta còn biết đến ông với danh hiệu người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2008. Thế nhưng có một bầu Đức khác mà ít ai biết, đó là cậu bé nghèo khổ của mấy chục năm trước, với những trải nghiệm đắng cay đã trở thành ký ức hằn sâu trong con người ông cho đến tận bây giờ.
Đức sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, đông anh em. Mẹ tần tảo làm ruộng nuôi 9 anh em ăn học bằng bữa cơm độn sắn, độn khoai. Cậu bé Đoàn Nguyên Đức ngày ngày dắt trâu ra đồng, thả ước mơ vào bãi ngô xanh và cánh diều no gió. Lúc bấy giờ Đức chỉ có một tâm nguyện duy nhất là có tiền để học, học thật giỏi, đậu đại học và một cái nghề để thoát ra khỏi cuộc sống bần hàn. 10 năm dắt trâu ra đồng, kéo cày, xẻ đất, cái nắng cái gió làm cháy tóc sạm da càng khiến cho Đoàn Nguyên Đức nuôi quyết tâm thoát nghèo.
Lớp 12, năm 1982, cậu khăn gói quả mướp vào TP HCM thi đại học, mang theo khát vọng của cả gia đình và những tham vọng từ thuở ấu thơ. Thế nhưng, con đường học vấn không mở ra trước mắt. Năm ấy, Đức trượt đại học… Không nản lòng, cậu lại vùi đầu vào sách vở. Sáng dắt trâu ra đồng, chiều về tranh thủ học bài. Nhưng dù cố gắng đến mấy, Đức vẫn không thể vào được cổng trường đại học. Như một định mệnh, cả 4 lần đi thi Đức đều không đạt kết quả như ý muốn.
Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng
Những năm 80, học vấn được coi là thước đo giá trị con người. Nếu không vào đại học cũng đồng nghĩa ước mơ thoát nghèo của cậu bé Đoàn Nguyên Đức chấm dứt và sẽ phải chấp nhận chôn vùi tuổi trẻ tại quê nhà, với con trâu cái cày, nương rẫy và đại ngàn.
“Sau những cú sốc, đau và thừa nhận mình dốt, tôi đã ngửa mặt lên trời và tự nói với bản thân rằng ngã ở đâu tôi sẽ đứng lên ở đó”, Đức nhớ lại. Khi ấy, ông nhớ đến hình ảnh của mẹ, người phụ nữ miền sơn cước tần tảo nuôi 9 anh em Đức ăn học. Và ông chợt nhận ra rằng có nhiều con đường để dẫn đến thành công. “Con đường học vấn không mỉm cười với mình thì nên chọn con đường khác. Mọi con sông đều dẫn ra biển lớn, mọi con đường đều chia ra những lối rẽ riêng”, bầu Đức nói.
Thế rồi, cậu thanh niên 22 tuổi khăn gói quả mướp lên đường mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ và khát vọng làm giàu. Không tiền, không học vấn, con đường đầy mịt mù mở ra trước mắt. Lúc bấy giờ, ông không biết sẽ bắt đầu từ đâu và bằng công việc gì. Ông chỉ nhớ rằng mình đã làm đủ mọi nghề để nuôi sống bản thân, để tích góp kinh nghiệm và cố sáng tạo để tìm lối đi riêng. Và cũng chính vì không đạt được ước nguyện bằng con đường học vấn nên Đức chọn con đường khởi nghiệp riêng không qua trường học mà bằng trường đời.
Khởi nghiệp từ nghề thợ mộc
Sau một thời gian làm thuê, Đức tích góp được một khoản tiền đủ để ông mở một phân xưởng nhỏ chuyên đóng bàn ghế cho học sinh tại quê nhà. Ấy là vào năm 1990, ông tự tay cưa, bào đục đẽo để làm ra sản phẩm đầu tiên là chiếc bàn cho học sinh. Sau đó ông mở rộng hoạt động kinh doanh sang sản xuất đồ nội thất rồi nhiều lĩnh vực khác để hình thành nên tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai ngày hôm nay.
Bầu Đức thừa nhận có một nhân vật tỷ phú đã tác động khá mạnh tới tính cách, lối sống, và cách nghĩ suy của ông bây giờ. Đó chính là Bill Gates – tỷ phú người Mỹ khởi nghiệp bằng một chiếc máy tính nhỏ với con đường học vấn dở dang. Ông đã đọc say sưa cuốn sách viết về 100 tỷ phú thế giới, trong đó có nói về tỷ phú thế giới Bill Gates – người giàu thế giới suốt mấy năm liền. Ông có cảm giác như mình có duyên nợ và nét gì đó rất tương đồng với Bill Gates – tỷ phú thành công không bằng con đường học vấn. “Và tôi hiểu rằng trường đại học của tôi chính là đường đời. Đôi khi tôi tự hỏi, nếu không có tuổi thơ cơ cực, và thất bại trong con đường học vấn, chắc gì, tôi đã có ngày hôm nay”, ông Đức nói.
Miền quê Gia Lai của Bầu Đức giờ đã đổi thay nhiều. Đời sống người dân cũng đã nâng lên, căn nhà gỗ gắn bó với tuổi thơ của ông cũng đã được sửa sang, cơi nới. Và cậu thanh niên Đoàn Nguyên Đức từng suốt 10 năm dắt trâu ra đồng kéo cày đẽo đất khi xưa giờ đã là tỷ phú và là người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt năm 2008. Thế nhưng bầu Đức vẫn kiên quyết giữ lại mảnh đất cũ – nơi ông đã từng nếm trải đắng cay, cơ cực. Ông tâm sự: “Ba mẹ tôi vẫn ở quê cách thành phố 20 km. Anh em chúng tôi lớn lên mỗi đứa lập nghiệp một nơi song vẫn quây quần bên ba mẹ những ngày lễ Tết. Quê nghèo nhắc cho tôi rằng phải phấn đấu không ngừng nghỉ. Tôi cảm ơn mảnh đất này”.
Làm việc như thể để trả nợ cuộc đời và một điều lớn lao hơn – ông muốn thực hiện khát vọng của một doanh nhân Việt
Vẫn là hình ảnh cây cau cây dừa, nhưng mỗi lần về thăm quê Bầu Đức lại thấy cảm giác khó tả và cay cay nơi sống mũi. Những kỷ niệm buồn vui xa xưa lại ùa về. “Lúc ấy, tôi lại thấy mình ngày xưa, đang dắt trâu ra đồng chuẩn bị cày trên thửa ruộng sắp vào mùa”, bầu Đức nói.
40 năm qua đi, giờ ông Đức đã có trong tay tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai với giá trị ròng lên tới vài chục nghìn tỷ đồng, một câu lạc bộ bóng đá lừng danh với những chân sút nổi tiếng được mua về. Thế nhưng bầu Đức vẫn không cho phép mình được dừng lại. Ông vẫn làm việc ngày đêm không ngừng nghỉ. Làm việc như thể để trả nợ cuộc đời và một điều lớn lao hơn – ông muốn thực hiện khát vọng của một doanh nhân Việt. Ông muốn làm điều mà nhiều doanh nhân thế giới đang làm.
Và khát vọng cuối cùng của bầu Đức là có tên trong danh sách tỷ phú thế giới chứ không còn đơn thuần là người giàu VN. “Tất nhiên, ước mơ chỉ là ước mơ, tôi tin rằng, tất cả những doanh nhân tâm huyết làm giàu đều mong muốn và phấn đấu vì điều này. Đây không còn là danh dự cá nhân mà còn là niềm tự hào dân tộc”, bầu Đức nói.
Ở cái tuổi ngoại tứ tuần, sự nghiệp đã đạt độ chín, tiền bạc cũng không còn là vấn đề bận tâm, bầu Đức đang dành nhiều thời gian hơn để thực hiện khát vọng của mình. Năm 2008, lần đầu tiên, cổ phiếu của Hoàng Anh Gia Lai được niêm yết trên sàn chứng khoán. Với trên 55% số cổ phiếu sở hữu, bầu Đức trở thành người giàu nhất sàn chứng khoán Việt 2008 do VnExpress.net bình chọn.
Bất chấp khủng hoảng, suy thoái, dưới bàn tay chèo lái của Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai vẫn đạt kết quả khá ấn tượng với lợi nhuận 1.700 tỷ đồng năm 2009. Bầu Đức chia sẻ, năm 2008 khi nhìn thấy bức tranh ảm đạm và âm u của nền kinh tế, Hoàng Anh Gia Lai chỉ dám đặt ra mục tiêu lợi nhuận cho năm 2009 ở con số khiêm tốn 1.150 tỷ đồng. Thế nhưng khi lao vào cuộc chiến, ông nhận thấy có rất nhiều cơ hội và có nhiều ngách nhỏ để ông len vào và đạt thành công. “Kết quả thật ấn tượng, chúng tôi đã làm được và đạt tới con số 1.700 tỷ đồng lợi nhuận”, ông Đức chia sẻ.
Ông cho hay trong cuộc đời kinh doanh của mình chưa khi nào đối mặt với khó khăn như năm 2008 và 2009. Thị trường tiền tệ 2008 quá tồi tệ, năm 2009 chưa thoát khỏi khó khăn, hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình cảnh nhìn đâu cũng thấy khó. Bức tranh ảm đạm bao trùm kinh tế của cả thế giới. Bầu Đức rơi vào trạng thái bi quan thực sự, và có lúc ông tính chuyện buông xuôi. Ấy là vào tháng 7/2008, khi chứng kiến cảnh hàng loạt tập đoàn kinh tế lớn của thế giới tuyên bố phá sản. Cứ mỗi sáng mở mắt, đã thấy có 2 doanh nghiệp của Mỹ tuyên bố phá sản hoặc có đơn xin bảo hộ, ông lại thấy hoang mang và cảm giác, khủng hoảng như đang đến sát mình.
Tại VN, doanh nghiệp cũng rơi vào cảnh điêu đứng hàng loạt. Thị trường chứng khoán tụt dốc, chỉ số VN-index dò dẫm tìm đáy, bất động sản đóng băng…, nhiều doanh nghiệp rơi vào cảnh càng kinh doanh càng lỗ. Bầu Đức hiểu rằng, trong bối cảnh như vậy, người tài giỏi lắm cũng không tránh khỏi trạng thái hoang mang và ông đặt Hoàng Anh Gia Lai vào tình trạng khẩn cấp với nhiều kịch bản được đưa ra. Các kế hoạch kinh doanh và mục tiêu lợi nhuận liên tục được điều chỉnh. Và nhờ những quyết sách đúng, kịp thời nên Hoàng Anh Gia Lai là một trong số những doanh nghiệp sớm thoát ra khỏi khủng hoảng và giữ vững được hoạt động kinh doanh của mình.
Trong kế hoạch kinh doanh năm 2010, Hoàng Anh Gia Lai dự kiến đạt mức tổng lợi nhuận trước thuế từ 2.500 đến 3.000 tỷ đồng. Công ty đang đẩy nhanh triển khai nhiều dự án, chẳng hạn Dự án Khu chung cư An Tiến (Nhà Bè, TP HCM), Riverview, Phú Hoàng Anh, đường Nguyễn Hữu Thọ, TP HCM và nhiều dự án khác ở Đà Nẵng, Đăk Lăk và Gia Lai…
Thương vụ 20.000 ha đất của Thaco: Bầu Đức nói “không mua đứt bán đoạn”
Tỷ phú Trần Bá Dương tiết lộ công ty ông chi 6.200 tỷ đồng để thoả thuận mua 20.000 ha đất nông nghiệp của HAGL Agrico ở Campuchia để trồng trái cây. Tuy nhiên, bầu Đức cho biết, đây thực chất chỉ là thương vụ hợp tác đầu tư, không mua đứt bán đoạn.
Tại Đại hội Cổ đông thường niên năm 2019, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty CP Ôtô Trường Hải (Thaco) cho biết, trong chiến lược của mình, công ty sẽ phát triển từ một doanh nghiệp ô tô trở thành tập đoàn đa ngành. Công ty này đặt mục tiêu lớn vào mảng nông lâm nghiệp.
Ông Trần Bá Dương tiết lộ đã đặt cọc 30% giá trị hợp đồng mua 20.000 ha đất của Hoàng Anh Gia Lai Agrico với giá 6.200 tỷ đồng và đang chờ đại hội cổ đông của công ty ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức) thông qua.
“Nếu HAGL Agrico được đại hội cổ đông sắp tới thông qua giao dịch với Thaco thì chúng tôi sẽ ưu tiên phát triển phần đất này. Nếu không, Thaco sẽ lấy đất ở Campuchia để quyết tâm tự sản xuất cây trồng”, ông Dương nói.
Ngoài việc dự định hoàn tất mua 20.000 ha đất nông nghiệp của bầu Đức, ông Dương cho biết Thaco sẽ tăng thêm tỷ lệ sở hữu tại HAGL Land sau khi đã nắm 65% cổ phần trong năm 2018 để tiếp tục đầu tư xây dựng khu phức hợp Hoàng Anh Myanmar tại Myanmar.
Thaco coi bất động sản, đầu tư xây dựng là một “trụ cột” trong giai đoạn phát triển 2019-2021 của tập đoàn.
Tại Đại hội cổ đông thường niên 2019 vừa diễn ra, bầu Đức đã đính chính với cổ đông rằng thông tin bán 20.000 ha đất cho Thaco thực chất chỉ là thương vụ hợp tác đầu tư đơn thuần. Ông Đức khẳng định không có chuyện mua đứt bán đoạn.
“Trong gần 20.000 ha nhóm đối tác Thaco đầu tư vào HAGL Agrico có khoảng 10.000 ha cao su, hơn 8.000 ha cọ dầu. Sau này cọ dầu sẽ từng bước chuyển đổi sang trồng cây ăn trái và trước mắt sẽ có khoảng 4.000 ha cây ăn trái. Tuy nhiên, phải chờ đến khi việc ký kết giữa các bên được hoàn tất vào ngày 15/5 mới có thể công bố chi tiết”, ông Đoàn Nguyên Đức nói.
Chiến lược của Thaco là đầu tư mạnh vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và để thể hiện sự “xoay trục, chuyển hướng” đó, Thaco đã thành lập công ty về nông nghiệp – Thadi.
Ông Đoàn Nguyên Đức trấn an cổ đông rằng, việc Thaco thành lập Thadi hoàn toàn không mâu thuẫn với HAGL. Hai bên đã đạt được những thoả thuận phân chia chặt chẽ về chức năng, nhiệm vụ.
“Chúng tôi đã phân chia rất cụ thể. Không ai đụng chạm ai. Không gây mất quyền lợi nhau”, ông Đức khẳng định.
Bầu Đức vãn trả lương cho HLV Park Hang Seo, dù không còn làm việc ở VFF
Ông Đoàn Nguyên Đức chính là người đã thông qua các đối tác của mình phát hiện ra HLV Park Hang Seo và giới thiệu với VFF, trước khi ông Đức cùng những người làm chuyên môn tại VFF sang Hàn Quốc ký hợp đồng với HLV này hồi cuối năm 2017.
Đến gần đây, nhiều người mới tỏ tường, không chỉ giới thiệu ông Park cho đội tuyển Việt Nam, ông Đoàn Nguyên Đức còn kiêm luôn phần trả lương cho vị HLV người Hàn Quốc, mà không đụng đến nguồn tài chính của VFF.
Cụ thể, mỗi tháng, HLV Park Hang Seo nhận 22.000 USD (hơn 500 triệu đồng), cộng với 35% thuế thu nhập cá nhân cũng do bầu Đức chi trả, tổng cộng, mỗi tháng, bầu Đức chi khoảng 700 triệu đồng tiền lương cho HLV Park Hang Seo.
Dù không còn giữ cương vị PCT phụ trách tài chính của VFF, nhưng bầu Đức khẳng định vẫn sẽ chi tiền lương cho HLV Park Hang Seo đến tận khi ông Park kết thúc hợp đồng với VFF
Hiện tại, sau đại hội nhiệm kỳ 8 của VFF hôm 8/12 vừa qua, ông bầu Đoàn Nguyên Đức không còn giữ cương vị Phó chủ tịch phụ trách tài chính và vận động tài trợ của VFF, cũng như ông không còn tham gia bất cứ vị trí nào của cơ quan quản lý bóng đá Việt Nam. Trao đổi với Dân trí, ông Đức cho biết vẫn sẽ trả lương cho HLV Park Hang Seo như bình thường, ít nhất là cho đến khi hợp đồng hiện tại của vị HLV người Hàn Quốc với VFF kết thúc vào cuối năm 2019.
Bầu Đức nói: “Ban chấp hành (VFF) cũ hay mới thì bất cứ một tổ chức xã hội nào cũng cần sự hỗ trợ từ các nguồn được xã hội hoá, nên có nguồn trả lương cho HLV Park Hang Seo thì tốt chứ sao”.
“Tôi vẫn trả lương cho HLV Park Hang Seo để VFF lo việc khác, dành tiền cho các việc khác, lo cho đội tuyển, lo cho công tác đào tạo trẻ” – bầu Đức nhấn mạnh.
Điều đáng nói là, dù bề bộn công việc kinh doanh, nhưng bầu Đức vẫn khẳng định vẫn luôn sẵn sàng trả lương cho HLV Park Hang Seo dù trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ông Đức nói: “Hợp đồng hiện tại của ông Park với VFF kéo dài trong 2 năm, kết thúc vào khoảng cuối năm 2019, tôi vẫn sẽ tôn trọng hợp đồng đấy đến cùng”.
“Còn chuyện HLV Park Hang Seo có muốn tăng lương hay không, tăng lương ra sao hãy để hợp đồng hiện tại kết thúc, rồi các bên có liên quan bàn tiếp” – vẫn là lời của ông bầu nhiều tâm huyết Đoàn Nguyên Đức.
Mất khoảng 17 tỷ đồng tiền dành để trả lương và trả thuế thu nhập cá nhân cho HLV Park Hang Seo từ cuối năm 2017 đến cuối năm 2019, nhưng bầu Đức hiếm khi nói về chuyện tiền nong, bởi theo ông Đức, thì: “Đã liên quan đến tiền thì càng nói càng mất hay, mất vui”.
Đồng thời, cũng theo ông Đức, ông không muốn nói về vấn đề tiền nong, bởi ngại HLV Park Hang Seo sẽ buồn, ông Đức muốn ông Park toàn tâm toàn ý tập trung vào chuyên môn