1. Mô tả vị trí BĐS
1.1 Nằm án ngữ 3 mặt tiền theo đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng và Nguyễn Văn Chiêm phường Bến Nghé, Quận 1 cũng như gần kề Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà
1.2 Đường Lê Duẩn là một trong những con đường đẹp nhất Sài Gòn. Đây là con đường thẳng tấp nối liền 2 điểm xanh và đỏ của thành phố, một là nơi bắt đầu Thảo Cầm Viên ( lá phổi xanh ) và hai nơi kết thúc là Dinh Thống Nhất ( biểu tượng đỏ ) , dài khoảng 1,4km
- Là con đường 2 chiều, khúc từ Hai Bà Trưng đến Nguyễn Thượng Hiền thì một chiều, lưu lượng xe khá đông đúc
- Giá trị BĐS chia làm đoạn:...
1.3 Các BĐS lân cận
1.3.1 Tăng tiện ích
- Chợ/ TTTM: Diamond là TTTM lớn (được xây vào năm 1999, toạ lạc tại khúc Lê Duẩn và Phạm Ngọc Thạch)
- Trường: Xung quanh có trường ĐH Y dược thành phố, ĐH Quốc gia thành phố- trường ĐH khoa học xã hội và nhân văn, center forinternational Education - USSH VNU HCMC...
- Bệnh viện: Bệnh viện Nhi Đồng 2
- Ga: ...
- Tín ngưỡng: nhà thờ Đức Bà nổi tiếng khắp Sài Gòn được khởi công năm 1877 theo dạng thánh thất Basilica, kiến trúc theo phong cách la mã có cải tiến mái vòm cổ theo kiểu go- tich
- Di tích: Cuối đường có Dinh Độc Lập là di tích quốc gia đặc biệt từng là nơi làm việc của Tổng Thống Việt Nam Cộng hoà
- Du lịch: Đầu con đường có Thảo Cầm Viên, ngoài ra còn có nhà thờ Đức Bà là điểm đến của nhiều du khách trong và ngoài nước.
1.3.2 Tăng trị giá BĐS
- Nằm cạnh TTTM Diamond, đối diện cửa chính UBND quận 1 và nhà thờ Đức Bà được xem là “ đất dác vàng “ hiện nay
- Kề bên các toà nhà cao ốc lớn như Mplaza, Central Plaza, Petrolimex Saigon, Saigon Tower ...
- Xung quanh còn có khách sạn 5 sao như Sofitel Saigon Plaza, khách sạn 4 sao Mường Thanh Sài Gòn Centre
- Hình thành một chuỗi BĐS lân cận giá trị cao bậc nhất giữa lòng Sài Gòn.
1.4 Tính đặc trưng khu vực
- Đường Lê Duẩn không dài chỉ khoảng 2km nhưng sạch sẽ, thoáng đãng bà tuyệt vời nhất là không bao giờ kẹt xe, đây là điều cực kỳ hiếm thấy ở thành phố
- Ngay góc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm - Lê Duẩn thoáng hình ảnh một góc đường Singapore hiện đại, người ta có thể ngồi gõ laptop, bàn công việc trong một quán cafe ngay dưới tòa Petro và có thể ngồi chống cằm ngó sang bên kia đường ngắm Thảo Cầm Viên - nhớ lại một thời thơ ấu của những đứa trẻ thành phố và những tỉnh lân cận đã háo hức khi được đi chơi Sở Thú. Cũng trên đường Lê Duẩn, người ta có thể thỏa thê mua sắm, vui chơi trong các trung tâm như Diamond, Kumho… Tại con đường này, người ta vẫn có thể tìm cho mình một góc thả lỏng dưới một tán cây trong công viên. Chỉ cần mua một ly kem, một cốc cafe và ngồi trên ghế đá quan sát người ta sẽ cảm nhận được một Sài Gòn bình yên, sống chậm đến bất ngờ.
- Tất cả, quá khứ, hiện tại, có thể cả tương lai vẫn đang từng bước dọc theo con đường này.
1.5 Quy hoạch trong tương lai
1.5.1 Quy hoạch do nhà nước
- Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước tại TP.HCM (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 09), UBND TP.HCM thống nhất chủ trương cho xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và một phần Trung tâm thương mại
- Thuộc quy hoạch phân khu: Đồ án "Khu Trung tâm hiện hữu thành phố Hồ Chí Minh" đã được UBND Thành phố Hồ Chí Minh phê duyệt tại Quyết định số 6708/QĐ-UBND ngày 29/12/2012.
- Quy hoạch theo đồ án 930ha nằm trong phán khu 1: khu lõi Trung tâm, Thương mại- Tài chính được phép xây cao nhất với chiều cao tối đa là 150-160m.
1.5.2 Quy hoạch theo xu hướng
- Từ buôn bán tạm bợ trên lề đường, 40 hộ kinh doanh vỉa hè gặp nhau tại một đoạn đường hình thành nên khu phố ẩm thực, tạo nên một hình ảnh tươi mới gọi là “ Phố hàng rong “ trên đường Nguyễn Văn Chiêm
- Đi bộ thêm vài bước sẽ bắt gặp phố đi bộ “ hạng sang “ Hồ Con Rùa trên đường Phạm Ngọc Thạch
1.6 Tính nổi bật của khu vực này
- Tại Sài Gòn, nhắc đến “ khu trung tâm “ của các đại sứ và lãnh sự như: Đại sứ quán và Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ, Tổng lãnh sự quán Pháp, Lãnh sự quán Mỹ, toà lãnh sự British Cónulate General Ho Chi Minh City thì chắc chắn ai cũng biết khu đất này vì chỉ ở nơi này mới có.
- Giáp khu đất lớn 4 mặt tiền của nhà văn hoá thanh niên
- Sở dĩ được gọi là khu đất dác vàng vì chỉ cách vài trăm kilomet là nhà thờ Đức Bà và bưu điện Sài gòn được cho là biểu tượng của thành phố độc nhất và đẹp nhất.
(2 – 5 : đang cập nhật)
(Miss Mây - Chuyên Viên 2dhReal | 0931055661 )
Tổng quan Mảnh đất
- Đơn vị sở hữu: thuộc sở hữu Nhà nước
- Vị trí: khu đất số 8-12 Lê Duẩn tại Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh 3 mặt tiền của khu đất hướng ra đường Lê Duẩn, Hai Bà Trưng, Nguyễn Văn Chiêm.
- Diện tích: 4.896 m2
- Tên dự án: Thực hiện quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước, trên cơ sở đề xuất của Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước tại TP.HCM (gọi tắt là Ban Chỉ đạo 09), UBND TP.HCM thống nhất chủ trương cho xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và một phần Trung tâm thương mại
- Giá ước tính: 2020 - hơn 2.574 tỷ
Các giai đoạn chuyển đổi từ nhà nước đến tư nhân hóa
Trước năm 1975, khu đất 8-12 Lê Duẩn được hợp thành từ 2 lô đất tại số 8 (có diện tích 3.433,3 m2) và lô đất tại số 12 Lê Duẩn (có diện tích 1.463 m2), từng là tài sản của Công ty Esso Easstern INC và Công ty Shell
Sau năm 1975, các lô đất này do Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Tp. Hồ Chí Minh (Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố) quản lý và ký hợp đồng cho thuê nhà, đất với 4 đơn vị thuộc Bộ Công thương là: CTCP Hóa chất Vật liệu điện thành phố, CTCP Kim khí thành phố, CTCP Thiết bị phụ tùng Sài Gòn và CTCP Vận tải Xăng dầu VITACO (4 Công ty thuộc Bộ Công thương).
Tới năm 2007, thực hiện phương án sắp xếp các mặt bằng nhà, đất theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, UBND Tp. Hồ Chí Minh có chủ trương sử dụng khu đất trên để xây dựng "khách sạn tiêu chuẩn 5 sao và có một phần trung tâm thương mại".
Đồng thời, UBND Tp. Hồ Chí Minh cũng giao cho Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố thu hồi và quản lý mặt bằng trong thời gian chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án; giao Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành tìm và tham mưu cho UBND thành phố “lựa chọn chủ đầu tư có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn để đầu tư, không áp dụng hình thức liên doanh”.
Chủ trương trên tiếp tục được bổ sung thêm trong cuộc họp ngày 21/12/2009 do UBND Thành phố chủ trì. Cụ thể, kết luận tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Tài đã giao cho Sở KH&ĐT phối hợp với các đơn vị có liên quan để thẩm định dự án, “thẩm định năng lực tài chính các đơn vị tham gia góp vốn để thực hiện dự án, tỷ lệ góp vốn của các đơn vị, quy định lộ trình triển khai thực hiện dự án, biện pháp chế tài về tài chính và miễn quyền tham gia dự án đối với các đơn vị bán pháp nhân tham gia dự án cho đơn vị khác ... trình UBND Thành phố”.
Trong giai đoạn năm 2009 - 2010 khi UBND Thành phố đang bàn bạc về chủ trương đầu tư dự án trên, bên cạnh 2 nhà đầu tư tổ chức sẽ được nhắc đến dưới đây, Công ty Sunwah Vietnam Real Estade Limited cũng đã có văn bản đề nghị được tham gia dự án.
Sẽ không có gì đáng nói, nếu UBND Tp. Hồ Chí Minh chỉ đạo cơ quan chức năng cho tổ chức thẩm định để chọn nhà đầu tư có đủ tiềm lực thực hiện dự án, sau đó các nhà đầu tư sẽ cùng nhau tham gia đấu giá đất để có một nhà đầu tư được quyền thực hiện dự án trên.
Tuy nhiên, dù đã hội tụ đủ các điều kiện, UBND Thành phố đã không thực hiện như vậy.
Thay vào đó, các chủ trương và phương thức đầu tư dự án tiếp tục được UBND Thành phố thay đổi và quá trình thực hiện cũng có nhiều quyết định đi ngược với chính chủ trương ban đầu, dẫn đến nhiều sai phạm được Thanh tra Chính phủ (TTCP) chỉ rõ sau này.
Cơ cấu cổ đông nêu trên là kết quả của một loạt các thỏa thuận đã được định sẵn, ngay từ trước khi công ty Lavenue được thành lập.
Đáng chú ý, vào năm 2013, Hoa Tháng Năm đã xác nhận với Thanh tra thành phố rằng từ ngày thành lập chưa tham gia thực hiện bất cứ một dự án nào, về năng lực tài chính cũng không có cơ quan nào thẩm định và kết luận Công ty này có năng lực về tài chính.
Về lô cổ phần chiếm tỷ lệ 50% còn lại tại Lavenue do 4 Công ty thuộc Bộ Công thương sở hữu, ngày 20/8/2010, các công ty này đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido).
Trong đó, mỗi công ty thuộc Bên A (4 Công ty thuộc Bộ Công thương) cam kết thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu toàn bộ phần vốn góp của mình trong “Công ty Cổ phần” cho bên B (Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô) theo giá trị chuyển nhượng tự thỏa thuận, thời gian hoàn tất là “ngay khi Bên A chính thức trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần và hoàn tất nghĩa vụ góp vốn của mình trong Công ty Cổ phần”.
Những vi phạm
Nguyên nhân chủ yếu khiến cho các cổ đông có vốn nhà nước phải thực hiện chuyển nhượng cổ phần tại Lavenue cho các doanh nghiệp tư nhân xuất phát từ vấn đề không đảm bảo “năng lực tài chính” - một trong những tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư theo chủ trương ban đầu.
Cụ thể, đối với trường hợp của Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố, với việc góp 50% vốn tham gia dự án, tương đương với giá trị đầu tư là 1.300 tỷ đồng, nhiều hơn gấp 2 lần số vốn điều lệ của công ty này khi đó là 635,8 tỷ đồng.
Được biết, theo quy định, công ty này chỉ được sử dụng tối đa không quá 30% tổng nguồn vốn để đầu tư vào các lĩnh vực không phải là ngành nghề kinh doanh chính, và tổng mức đầu tư ra ngoài công ty không được vượt quá mức vốn điều lệ.
Theo TTCP, thực chất hoạt động chuyển nhượng là việc chuyển dịch quyền sử dụng đất tại ví trí trung tâm nhất của Thành phố từ doanh nghiệp nhà nước sang cho các doanh nghiệp ngoài nhà nước, việc làm trên là trái với chính chủ trương của UBND Thành phố, đồng thời trái với pháp luật về đấu thầu dự án, đấu giá quyền sử dụng đất.
“Việc thực hiện sai trái trên nhằm chuyển dịch tài sản hai khu đất có vị trí trung tâm đang thuộc quyền quản lý sử dụng của nhà nước sang cho tư nhân với giá rẻ là không đúng quy định. Trách nhiệm này thuộc về Thường trực UBND Thành phố, trách nhiệm cá nhân thuộc về ông Nguyễn Thành Tài nguyên Phó Chủ tịch thường trực, người đã ký nhiều, ký nhanh các văn bản chấp thuận cho Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm tham gia dự án” - kết luận của TTCP nêu rõ.
Cũng vì không đảm bảo năng lực tài chính, 4 Công ty thuộc Bộ công thương đã thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kido.
Mặt khác, cũng theo TTCP, việc UBND Thành phố chỉ định chủ đầu tư dự án cho công ty Lavenue tại thời điểm công ty này thay đổi cổ đông sáng lập, có 2/3 cổ đông chiếm tới 80% vốn góp không phải là tổ chức kinh tế được nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất hàng năm là không đúng đối tượng, vi phạm một số quy định có liên quan.
Ngoài ra, TTCP cũng chỉ rõ trách nhiệm của các sở, ngành chuyên môn và cho biết “những sai phạm của UBND Tp. Hồ Chí Minh và các sở, ngành và các doanh nghiệp liên quan như đã nêu ở trên là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của Nhà nước cần phải được xử lý trách nhiệm một cách nghiêm túc”.
Đồng thời, TTCP cũng kiến nghị thu hồi lại toàn bộ khu đất số 8-12 đường Lê Duẩn để thực hiện đáu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Tuy nhiên, do nhà đầu tư đã thực hiện nộp tiền sử dụng đất và đã có những động thái đầu tư xây dựng ban đầu nên việc thu hồi và xác định giá trị bồi thường sẽ có nhiều khó khăn.
Trong một diễn biến gần đây, chủ đầu tư dự án là công ty Lavenue đã có văn bản đề nghị UBND Tp. Hồ Chí Minh khẩn trương xem xét, xử lý và trả lời đề xuất của doanh nghiệp về việc tiếp tục triển khai dự án này. Còn khu "đất vàng" tại số 8-12 Lê Duẩn hiện đang được tận dụng làm bãi gửi xe./.
12/2018, Với vi phạm đã được Thanh tra Chính phủ chỉ rõ, việc thu hồi khu “đất vàng” tại số 8-12 Lê Duẩn là điều cần thiết. Nhưng nó cũng sẽ đặt Tp. HCM vào một tình huống "khó xử", khi mà các hợp đồng giao dịch đã cơ bản được hoàn tất từ nhiều năm trước.
Trong bối cảnh thị trường bất động sản hiện nay, nếu thực hiện đấu giá theo đúng quy định - theo Thanh tra Chính phủ - số tiền thu về cho Ngân sách Nhà nước (NSNN) có thể cao hơn tới hơn 2.000 tỷ đồng
Các bị cáo trong vụ án 8-12 Lê Duẩn.
Sáng nay (20/9), sau 4 ngày xét xử, TAND TP.HCM tiến hành tuyên án vụ sai phạm liên quan khu đất 8-12 lê duẩn, quận 1, TP.HCM.
Theo đó, Hội đồng xét xử (HĐXX) tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch thường trực UBND TP 8 năm tù.
Bị cáo Lê Thị Thanh Thúy, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty Hoa Tháng Năm, Công ty Lavenue (chủ đầu tư dự án 8-12 Lê Duẩn) bị tuyên 5 năm tù.
3 bị cáo Đào Anh Kiệt, nguyên Giám đốc Sở TNMT TP 5 năm tù; Nguyễn Hoài Nam, nguyên Bí thư Quận ủy quận 2 nhận mức án 4 năm tù; Trương Văn Út, nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất thuộc Sở TNMT TP án 3 năm tù.
HĐXX tuyên buộc Công ty Lavenue trả lại khu đất 8-12 Lê Duẩn cho UBND TP; hủy bỏ các giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ đã cấp cho công ty này. Nhà nước thiệt hại 4,7 tỷ trong việc dỡ bỏ căn nhà số 12 Lê Duẩn nên buộc 5 bị cáo liên đới bồi thường số tiền này theo tỷ lệ bằng nhau.
Theo HĐXX, bị cáo Nguyễn Thành Tài là người nhận thức rõ nhà đất 8-12 Lê Duẩn thuộc sở hữu Nhà nước. Bị cáo biết Công ty Hoa Tháng Năm của bị cáo Lê Thị Thanh Thúy mới thành lập, không có năng lực tài chính cũng như kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn nhưng vì nể nang mối quan hệ với bị cáo Thúy; đồng thời muốn đẩy nhanh dự án nên bị cáo Tài đã đồng ý cho Công ty Hoa Tháng Năm tham gia dự án 8-12 Lê Duẩn rồi ký nhiều văn bản trái luật.
Về thiệt hại trong vụ án, Viện kiểm sát cáo buộc các bị cáo gây thất thoát lãng phí hơn 1.927 tỷ đồng. Tuy nhiên, HĐXX chấp nhận quan điểm bào chữa của các luật sư về xác định thiệt hại trong vụ án là tại thời điểm hành vi phạm tội của bị cáo Nguyễn Thành Tài và đồng phạm là gần 253 tỷ đồng.
Cụ thể, tại thời điểm giao đất thực hiện dự án, nếu giao đất qua đấu giá và cho thu tiền sử dụng đất thì Nhà nước sẽ thu được khoản tiền tương đương quyền sử dụng đất và tài sản trên đất theo kết luận của Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự là hơn 900 tỷ đồng. Nhưng với quyết định giao đất trái pháp luật của bị cáo Tài, Nhà nước chỉ thu được số tiền hơn 647 tỷ đồng (Lavenue đã đóng vào ngân sách).
Với số tiền hơn 647 tỷ đồng mà Lavenue đã nộp ngân sách thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với dự án 8-12 Lê Duẩn, trong đó Công ty Hoa Tháng Năm góp 30%, Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP góp 20%, Công ty KIDO (trước đây là Kinh Đô) góp 50%, HĐXX tuyên tịch thu vốn góp của Công ty Hoa Tháng Năm, trả lại số tiền góp vốn của Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP và Công ty KIDO.
HĐXX cũng tuyên thu hồi số tiền 200 tỷ đồng mà 4 công ty thuộc Bộ Công Thương hưởng lợi từ việc chuyển nhượng 50% vốn góp tại Lavenue cho Công ty KIDO.
Các cá nhân doanh nghiệp tham gia/ liên quan
Tháng 10/2010, UBND Tp. HCM đồng ý về phương án thành lập “Công ty Cổ phần” để thực hiện dự án với các cổ đông sáng lập và tỷ lệ vốn góp như sau: Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Tp. Hồ Chí Minh (Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố) góp vốn 50% và 50% còn lại do 4 Công ty thuộc Bộ Công thương, mỗi công ty góp 12,5%.
Cũng trong tháng 10, chủ đầu tư dự án tại khu đất số 8-12 Lê Duẩn được thành lập theo phương án nêu trên với tên gọi là CTCP Đầu tư Lavenue (Lavenue).
Tuy nhiên, sau 6 lần đăng ký thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cơ cấu cổ đông của Lavenue cho thấy tỷ lệ kiểm soát tới 80% của các cổ đông có nguồn vốn tư nhân bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư Kido (Đầu tư Kido) góp 387,5 tỷ đồng, chiếm 50% và Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm (Hoa Tháng Năm) góp 232,5 tỷ đồng, chiếm 30%. Cổ đông nhà nước là Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà Tp. Hồ Chí Minh góp 155 tỷ đồng, chỉ chiếm 20% tổng vốn điều lệ.
Cụ thể, ngày 6/8/2010, Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố đã có công văn gửi UBND Tp. Hồ Chí Minh về việc cho phép công ty Hoa Tháng Năm được tham gia hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong phần tỷ lệ vốn góp 50% tại Lavenue. Không lâu sau đó, ngày 17/8/2010, UBND thành phố đã chấp nhận đề xuất trên.
Về lô cổ phần chiếm tỷ lệ 50% còn lại tại Lavenue do 4 Công ty thuộc Bộ Công thương sở hữu, ngày 20/8/2010, các công ty này đã ký thỏa thuận nguyên tắc với Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô (nay là Công ty TNHH Đầu tư Kido).
Trong đó, mỗi công ty thuộc Bên A (4 Công ty thuộc Bộ Công thương) cam kết thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu toàn bộ phần vốn góp của mình trong “Công ty Cổ phần” cho bên B (Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô) theo giá trị chuyển nhượng tự thỏa thuận, thời gian hoàn tất là “ngay khi Bên A chính thức trở thành cổ đông sáng lập của Công ty Cổ phần và hoàn tất nghĩa vụ góp vốn của mình trong Công ty Cổ phần”.
Đáng chú ý, nguồn tài chính để 4 Công ty thuộc Bộ Công thương góp vốn vào Lavenue lại đến từ chính đối tác Công ty TNHH Đầu tư Kido, thông qua việc ký kết hợp đồng vay vốn với doanh nghiệp này vào ngày 15/9/2010.
Thực hiện đúng thỏa thuận, ngày 29/10/2010 (sau khi Lavenue được thành lập), cả 4 công ty đã thực hiện chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần (1.250.000 cổ phần) tại Lavenue cho Công ty TNHH Kinh Đô. Với mức giá chuyển nhượng là 50.000 đồng/cổ phần, mỗi công ty thu về 62,5 tỷ đồng.
Do đó, Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố đã phải chuyển giao 30% tỷ lệ góp vốn cho Hoa Tháng Năm - một công ty mới chỉ thành lập vào ngày 6/4/2010 và không được thẩm định về năng lực tài chính.
Cũng vì không đảm bảo năng lực tài chính, 4 Công ty thuộc Bộ công thương đã thỏa thuận chuyển nhượng toàn bộ cổ phần tại Lavenue cho Công ty TNHH Đầu tư Kido.
Bắt nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Tp. HCM Nguyễn Thành Tài, khởi tố Bí thư Quận 2 Nguyễn Hoài Nam: Sau 15 Thi Sách, 2-4-6 Hai Bà Trưng, lần này là khu đất 8-12 Lê Duẩn
4 Công ty thuộc Bộ Công thương đã “lật kèo”, đi bán toàn bộ vốn cho Công ty TNHH Đầu tư Kido.
Ngày 8-12-2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành các biện pháp tố tụng: Ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, xảy ra tại Thành phố Hồ Chí Minh liên quan đến khu đất 8-12 Lê Duẩn, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.
Ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh bắt bị can để tạm giam, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với các bị can về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự năm 2015, đối với Nguyễn Thành Tài, sinh năm 1952, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Hồ Chí Minh, hiện trú tại Phường 4, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
Ba đối tượng khác cũng bị khởi tố là Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1965, Bí thư Quận ủy Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh, nguyên Trưởng phòng Quản lý sử dụng đất, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện trú tại phường Tân Phú, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh; Đào Anh Kiệt, sinh năm 1957, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh; Trương Văn Út, sinh năm 1970, Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh.
Thông tin từ Bộ Công an cũng cho hay, ông Nguyễn Thành Tài bị áp dụng biện pháp bắt bị can để tạm giam; ông Nguyễn Hoài Nam bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú. Riêng các ông Đào Anh Kiệt, Trương Văn Út đã bị tạm giam trong vụ án khác.
Sau khi Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có các quyết định phê chuẩn các quyết định tố tụng nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã thi hành các biện pháp tố tụng đối với các bị can trên, bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật.
Công ty TNHH MTV Hoa
- 6/4/2010, Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm được thành lập. Đến ngày 6/8/2010, công ty này có văn bản gửi Công ty Quản lý kinh doanh nhà thành phố, đề nghị được hợp tác đầu tư dự án xây dựng khách sạn năm sao, khu căn hộ cao cấp tại khu đất 8-12 Lê Duẩn (dự án Lanenue Crown).
- 11/8/2010, Công ty quản lý kinh doanh nhà thành phố có công văn đề nghị UBND TP.HCM cho phép Hoa Tháng Năm được tham gia hợp tác đầu tư 30% vốn góp trong phần tỷ lệ 50% vốn góp của Công ty quản lý kinh doanh nhà trong dự án.
- Chỉ 1 tuần sau, ngày 17/8/2010, UBND TP.HCM có thông báo chấp thuận đề xuất trên.
Trong công văn gửi cơ quan chức năng, Công ty Hoa Tháng Năm báo cáo có đủ năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực nhà hàng, khách sạn. Chiếm 30% vốn góp vào công ty Lavenue được giao đầu tư tổ hợp căn hộ, khách sạn ở đất vàng 8-12 Lê Duẩn, quận 1, nhưng Hoa Tháng Năm chỉ có 3 nhân viên và chưa thực hiện dự án nào.
Quyết Định Nhà nước
Trước đó, ngày 10/12/2018, UBND TP.HCM đã ra quyết định số 5671/QĐ-UBND về việc thu hồi khu đất số 8-12 Lê Duẩn có diện tích hơn 4.896m2.
Quyết định thu hồi nêu rõ là thu hồi theo quy định tại Điểm c, Khoản 1, Điều 64 Luật Đất đai là đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng theo kết luận thanh tra số 645 ngày 4/5/2018 của Thanh tra Chính phủ, được Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến kết luận tại Thông báo số 249 ngày 18/7/2018 của Văn phòng Chính phủ.
UBND TP.HCM giao Trung tâm phát triển quỹ đất của TP.HCM tiếp nhận, quản lý chặt chẽ khu đất đã thu hồi, chuẩn bị đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
UBND TP.HCM giao Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính. Thu hồi giấy chứng nhận hoặc thông báo giấy chứng nhận đã cấp cho CTCP Đầu tư Lavenue không còn giá trị pháp lý. Sở Tài nguyên Môi trường TP.HCM có trách nhiệm phối hợp Sở Tài chính và các sở ngành liên quan tham mưu, trình UBND TP.HCM phương án tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
CTCP Đầu tư Lavenue có trách nhiệm bàn giao khu đất, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy tờ pháp lý khác có liên quan đến quyền sử dụng đất cho Trung tâm phát triển quỹ đất TP.HCM quản lý theo quy định pháp luật.
UBND Q.1 có trách nhiệm quản lý thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng, giám sát việc sử dụng đất, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định đối với khu số 8-12 Lê Duẩn.
Chủ tài sản xử lí
UBND TP.HCM vừa ban hành quyết định thu hồi quyết định số 5671/QĐ-UBND vừa ban hành ngày 10-12-2018. Quyết định này nói rõ căn cứ theo đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công An..
Trao đổi với Tuổi Trẻ, một vị đại diện UBND TP.HCM cho biết do khu đất 8-12 Lê Duẩn là vật chứng trong vụ án Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí đang được điều tra. Do vậy, TP thống nhất huỷ quyết định thu hồi để công an kê biên tài sản. Khi điều tra xét xử xong, lúc đó TP sẽ thu hồi bán đấu giá sau.
Khi ra quyết định thu hồi khu đất, UBND TP HCM nêu căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai (đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, được Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình có ý kiến). Các cơ quan liên quan được giao nhiệm vụ tham mưu, trình UBND TP HCM phương án tổ chức đấu giá lại khu đất.
Hồi tháng 5. 2018, nguyên Phó chủ tịch Thường trực Nguyễn Thành Tài (thời điểm năm 2011) bị Thanh tra Chính phủ xác định là người chịu trách nhiệm chính, đã ký các quyết định cho thuê khu đất 8-12 Lê Duẩn không qua đấu thầu, gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Đồng thời, cơ quan Thanh tra cũng yêu cầu chính quyền thành phố thu hồi khu đất để tổ chức đấu thầu lại.
Đến ngày 8.12.2018, ông Tài bị khởi tố, bắt tạm giam về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 BLHS 2015.
Ba người khác bị cáo buộc đồng phạm của ông Tài gồm: Nguyễn Hoài Nam (Bí thư quận 2); Đào Anh Kiệt (nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP HCM); Trương Văn Út (nguyên Phó trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường).
Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue từng gửi công văn đến Thủ tướng đề xuất được tiếp tục triển khai dự án xây khách sạn 5 sao và trung tâm thương mại trên khu đất 8-12 Lê Duẩn. Chủ đầu tư cho rằng, không thể vì thiếu sót của lãnh đạo thành phố mà trung ương đề nghị thu hồi dự án. Thành phố sai phạm một phần là do áp lực thu ngân sách trong giai đoạn khủng hoảng.
Lavenue cũng khẳng định không vi phạm trong dự án này. Giá nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách của thành phố cũng cao gấp hai lần giá thị trường vào thời điểm bất động sản đóng băng. Lavenue ước tính đã chi 1.500 tỷ đồng để thực hiện dự án. Nếu dự án bị thu hồi, công ty sẽ phá sản, cán bộ nhân viên sẽ không có việc làm. Doanh nghiệp bắt buộc khởi kiện UBND TP HCM ra toà án và trọng tài kinh tế quốc tế để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm với các cổ đông.