Sở hữu đế chế hàng tiêu dùng Masan, vị tỷ phú đô la kín tiếng Nguyễn Đăng Quang khiến nhiều người ngưỡng mộ với khối tài sản khổng lồ. Cũng khởi nghiệp với mỳ gói từ Đông Âu, ông đã đưa Masan trở thành “trùm” thương hiệu thân thuộc với hàng triệu gia đình người Việt.
Tóm tắt tiểu sử Nguyễn Đăng Quang
Tên thật Nguyễn Đăng Quang
Ngày sinh 23/08/1963 (56 tuổi)
Số CMND 022948090
Nơi sinh Quảng trị
Quê quán Quảng Trị
Dân tộc Kinh
Nơi cư trú 79/12B Xô Viết Nghệ Tĩnh, Phường 26, Q. Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
Nghề nghiệp Doanh nhân
Trình độ chuyên môn
Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh (Đại học Kinh tế Nga Plekhanov, Nga);
Tiến sỹ Vật lý hạt nhân (Đại học Vật lý Ứng dụng-Viện Hàn lâm Khoa học Belarus)
Chức vụ hiện tại
Chủ tịch HĐQT, Tổng GĐ Công ty CP Tập đoàn Masan (MSN)
Thành viên HĐQT Cty CP Hàng tiêu dùng Masan (MCH)
Thành viên HĐQT cty CP Tài nguyên Masan (MSR)
Phó chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
Tổng Giám đốc CTCP Masan
Chủ tịch HĐTV Cty Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo
Lĩnh vực kinh doanh Hàng tiêu dùng, ngân hàng
Cổ phiếu đang nắm giữ
15 cổ phiếu MSN
30,417 MCH (trị giá 2,2 tỷ vnđ)
9,403,176 TCB (trị giá 236 tỷ vnđ)
Giá trị tài sản hiện tại 1,3 tỷ USD (đứng thứ 1717 thế giới)
Gia đình
Mẹ: bà Nguyễn Quý Định (nắm giữ 1,990,896 cp MSN trị giá 152,9 tỷ đồng)
Vợ: bà Nguyễn Hoàng Yến (nắm giữ 42,415,234 cp MSN trị giá 3,257.5 tỷ đồng; và 712,995 cp MCH trị giá 52,4 tỷ đồng)
Ông Nguyễn Đăng Quang là ai?
Nguyễn Đăng Quang (sinh ngày 23/08/1963) quê gốc ở Quảng Trị, tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh (tại Nga) và tiến sĩ vật lý hạt nhân (tại Belarus). Ông là doanh nhân thành công trong ngành hàng tiêu dùng (FMCG), đồng thời là tỷ phú USD tự thân người Việt.
Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch tập HĐQT ngân hàng Techcombank và là 1 trong 5 người có tên trong danh sách tỷ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes năm 2019.
Sự nghiệp
Khởi nghiệp từ mì gói Masan tại Nga
Hơn 20 năm trước, nếu như tỷ phú Phạm Nhật Vượng từng khởi nghiệp thành công với mì gói tại Ukraine. Thì tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và các thành viên cũng xây dựng thành công đế chế mì gói của họ tại Nga. Không chỉ dừng lại ở thị trường Nga, ông còn mang thương hiệu mỳ gói về Việt Nam với các tên gọi mì Omachi, mì Tiến Vua Masan được đông đảo người tiêu dùng yêu thích.
Sau một thời gian cung cấp mì gói cho người Nga, ông Quang đã xây dựng được nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng. Bên cạnh đó, ông còn mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt. Ông được mọi người nhắc đến là “Người dạy cho người Nga ăn mì gói và tương ớt”.
Giải thích về việc chọn mì gói khởi nghiệp, ông Quang chia sẻ “Có người từng hỏi tôi, này ông Quang, nghe nói nhà nước cho ông học hành dữ dằn, học về vật lý hạt nhân (học vị Tiến sĩ) nhưng sao lại đi buôn mì gói?”
Câu trả lời là “Vào thời điểm ban đầu, ông không có ý định chọn mì gói nhưng bối cảnh khiến cho ông phải lựa chọn. Hai mươi năm trước, tình hình kinh tế Việt Nam còn khó khăn, nhu cầu “no bụng” người Việt Nam là rất cấp thiết, cách tốt nhất và nhanh nhất mà họ có được là một gói mì.
Mang thương hiệu Masan về Việt Nam
Năm 2001, Nguyễn Đăng Quang quay trở về Việt Nam với thương hiệu Masan Food, đánh dấu thương hiệu vào 3 thị trường nước tương, nước mắm và mì ăn liền. Trong vòng 1 năm, các sản phẩm hàng tiêu dùng thương hiệu Masan Food đã có mặt tại Việt Nam. Sản phầm đầu tiên và tồn tại lâu nhất chính là nước tương Chin-su. Kế đến là nước mắm, mì gói ăn liền, hạt nêm….
Tháng 11/ 2004, Công ty Cổ phần Hàng hải Masan (MSC) được thành lập với vốn điều lệ ban đầu là 3.200.000.000 đồng. Tháng 7/2009 MSC được chuyển giao toàn bộ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan, tăng vốn từ 32 tỷ đồng lên 100 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan;
Tháng 8/2009 Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan chính thức đổi tên thành Công ty Cổ phần Masan (Masan Group) và chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản cho hai doanh nghiệp chính là CTCP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank.
Lấn sân sang ngành khai thác mỏ
Năm 2010, ông Nguyễn Đăng Quang chính thức trở thành Chủ tịch HĐ thành viên Công ty TNHH Khai thác Chế biến Khoáng sản Núi Pháo, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Khai thác chế biến khoáng sản lớn nhất tỉnh Thái Nguyên. Công ty sở hữu mỏ đa kim Núi pháo có trữ lượng Vonfram lớn nhất thế giới.
Cũng trong năm 2010, ông Quang thành lập Công ty cổ phần Tài nguyên Masan với mục tiêu thực hiện hoạt động khai thác khoáng sản và tài nguyên thuộc Tập đoàn Masan. Ngày 29/07/2015, Công ty được UBCKNN chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.
Cuối năm 2015, công ty Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lan kèm theo tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN. Ngày 30/10, sản phẩm nước mắm Chin-su Yod Thong chính thức ra mắt thị trường Thái Lan.
Sau nhiều lần tái cơ cấu, CTCP Tập đoàn Masan hiện đang trực tiếp sở hữu và quản lý 3 công ty con: Masan Consumer Holding (kinh doanh hàng tiêu dùng với thương hiệu chủ chốt của Masan Consumer bao gồm Chin-su, Nam Ngư, Tam Thái Tử, Omachi, Kokomi, Vinacafé, Wake Up, Kachi và Vĩnh Hảo.); Cty TNhh tầm nhìn Masan (kinh doanh lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản Núi Pháo) và CTCP Masan Nutri-Science (hiện nay là Masan Meatlife, chuyên kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt).
Nguyễn Đang Quang và Hồ Hùng Anh, cặp đôi mang thành công từ Đông Âu
Trong bảng công bố 5 tỷ phú USD Việt Nam ngày 5/3/2019 còn có cả ông Hồ Hùng Anh (chủ tịch ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank với tài sản trị giá 1,7 tỷ USD). Điều đáng chú ý là cả 2 người đều đã từng đồng hành với nhau trong việc xây dựng Masan tại Đông Âu và sau đó là Techcombank ở Việt Nam. Họ cùng là những tỷ phú tự thân, làm giàu từ ngành hàng tiêu dùng và ngân hàng.
Trong thời gian tại Nga, ông Hồ Hùng Anh từng tham gia giúp sức cho ông Quang trong việc điều hành Masan Rus Trading với vai trò Tổng Giám đốc từ năm 1997 đến năm 2004. Song song với đó, ông Hùng Anh cũng bán hóa giữa Việt Nam và Đông Âu.
Khi ông Hùng Anh trở thành chính thức rời bỏ các vị trí tại Masan để hợp thức hóa vai trò tại Techcombank, ông Quang cũng giữ chức vụ phó chủ tịch của ngân hàng này cho đến hiện tại.
Cặp đôi Hồ Hùng Anh và Nguyễn Đăng Quang là 2 trong số hàng loạt thanh niên được đào tạo xuất sắc và thành công vang dội. Trong đó phải kể đến tỷ phú Phạm Nhật Vượng, vợ chồng bà Nguyễn Thị Phương Thảo (Vietjet Air), Nguyễn Cảnh Sơn (chủ tịch Eurowindow Holding), Lê Viết Lam (SunGroup)….
Triết lý kinh doanh của chủ tịch Masan
Ông Quang tin tưởng vào triết lý: “Doing well by doing good” bằng cách nhấn mạnh:
“Chúng ta làm việc tốt thì không nhất thiết nó phải vĩ đại. Việc bạn làm sẽ trở nên vĩ đại khi nó tốt cho tất cả mọi người”. Cho đến thời điểm hiện tại, triết lý chung mà Masan theo đuổi vẫn là Keep Going – tiếp tục đi tới.
Đây là phương cách Masan – Masan Way. Đối với Masan, mục tiêu cốt lõi chính là theo đuổi lý tưởng trở thành niềm tự hào Việt Nam bằng cách nâng cao đời sống vật chất và tinh thần người Việt. Không phải bằng việc trở thành tập đoàn kinh doanh tỉ USD và tranh thủ mọi cơ hội tìm kiếm lợi nhuận.
Ông còn chia sẻ quan điểm kinh doanh về cách nhận định thị trường:
“Cách thứ nhất là thị trường luôn luôn đúng, bạn không cãi nhau với thị trường… Cách thứ hai là niềm tin vào ngày mai… Đó là niềm tin và quyết định của nhà đầu tư.”
“Nhu cầu sẽ đến không phải từ việc người tiêu dùng nhận thức nhu cầu là như thế nào, mà đến từ cách mình nhận biết, mình tưởng tượng và tìm cách thoả mãn nhu cầu đấy.”
Tỉ phú Nguyễn Đăng Quang tiết lộ về 'bước lùi' khi mua VinCommerce
Sau thương vụ đình đám, ông Nguyễn Đăng Quang (chủ tịch Tập đoàn Masan) cho biết những người tin tưởng nhất vào Masan cũng lung lay. Với khoản lỗ hơn 100 triệu USD, theo vị tỉ phú, đây là 'bước lùi' để tạo đà nhảy vọt.
"Khi công bố thương vụ mua lại VinCommerce, chúng ta đã tin rằng mọi nhân viên, các nhà đầu tư và thị trường sẽ nhiệt liệt tán thưởng quyết định này. Nhưng những gì diễn ra đã ngoài tầm dự đoán… Bước đi chiến lược của chúng ta đã nhận nhiều phản ứng trái chiều. Những người tin tưởng nhất vào Masan đã trở nên lung lay và giá cổ phiếu của chúng ta giảm phân nửa chỉ trong một tháng", tỉ phú Nguyễn Đăng Quang chia sẻ với các cổ đông tại báo cáo thường niên vừa công bố.
Vào cuối năm 2019, hai tập đoàn tư nhân lớn bậc nhất Việt Nam đã bắt tay thực hiện thương vụ M&A (mua bán, sáp nhập) khiến thị trường "dậy sóng". Theo đó, Tập đoàn Masan mua lại Công ty VinCommerce (sở hữu hệ thống siêu thị và chuỗi cửa hàng tiện lợi Vinmart, Vinmart+) và Công ty VinEco từ Tập đoàn Vingroup. Tập đoàn Masan nắm quyền kiểm soát hoạt động, Vingroup là cổ đông.
Sau cú bắt tay, Masan đã tiếp nhận khoản lỗ hơn 100 triệu USD từ VinCommerce, trong khi chưa có nhiều kinh nghiệm vận hành trong lĩnh vực bán lẻ.
Ông Quang nhận định thương vụ này làm tập đoàn vốn đã đa ngành còn trở thành đa ngành hơn nữa, và tiếp tục khắc sâu những nghi ngại là các thương vụ mua bán, sáp nhập của Masan dường như không đạt được các mục tiêu chiến lược và tài chính như mong muốn.
"Đôi khi, lùi một bước là cần thiết để tạo đà cho cú nhảy vọt. Chúng ta chọn hi sinh thị phần và tốc độ tăng trưởng để xây dựng nền móng của một doanh nghiệp có quy mô khổng lồ và lợi nhuận vượt trội. Masan vận hành với nguyên tắc đơn giản, khi nền móng không vững chắc, ngôi nhà nhất định sẽ bị lung lay", vị tỉ phú này cho hay.
Do đó, tập đoàn vạch ra 1 mục tiêu đưa VinCommerce đạt EBITDA (lợi nhuận trước thuế) hòa vốn trong một năm. Đồng thời "xắn tay áo", quyết liệt đóng cửa hơn 700 siêu thị mini VinMart+, tái cấu trúc chuỗi cung ứng để tăng hiệu quả quy trình logistics và luân chuyển hàng hóa, cũng như tinh gọn danh mục hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, đặt trọng tâm vào người tiêu dùng thay vì thúc đẩy doanh số.
Tỷ phú Nguyễn Đăng Quang giàu cỡ nào?
Mặc dù ông Nguyễn Đăng Quang đang sở hữu đế chế Masan hùng mạnh nhưng lại là doanh nhân kín tiếng nên rất khó thống kê chính xác khối tài sản của ông.
Theo số liệu thống kê thu được, hiện ông Quang chỉ nắm giữ khoảng 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Nhưng ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN tương đương gần 22% cổ phần Masan (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), trị giá tương đương khoảng 22,6 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn.
Ngoài ra, người thân của ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến – vợ ông đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN. Mẹ ông bà Nguyễn Quý Định (nắm giữ 1,990,896 cp MSN trị giá 152,9 tỷ đồng). Ngoài ra, ông Quang cũng trực tiếp nắm giữ các cổ phiếu Masan Consumer (MCH), Techcombank (TCB), Coninco (CNN)… Như vậy, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và những người có liên quan đang nắm gần 50% cổ phần tại Masan Corp.
Không dừng lại ở đó, công ty Masan của ông Quang hiện cũng đang là chủ sở hữu mỏ quặng quý hiếm hàng đầu thế giới sau khi công ty con mua lại 49% để sở hữu 100% nhà máy chế biến hóa chất vonfram hàng đầu thế giới Núi Pháo.
Gia đình
Vợ ông Nguyễn Đăng Quang là ai?
Vợ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến (sinh ngày 30/07/1963) tốt nghiệp cử nhân Nga Văn. Hiện tại Bà Yến đang nắm giữ khoảng 42,415,234 cổ phiếu của Masan và 300,535 cổ phiếu của công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan. Tổng giá trị tài sản ước tính đến 3.500 tỷ đồng.
Trên đây là những thông tin về quá trình khởi nghiệp của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang. Bstyle hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp có cái nhìn rõ hơn về con đường chinh phục thành công của ông.