Nhiều năm qua, giới học giả và nghiên cứu thế giới đã tốn không ít giấy mực đi tìm lời giải cho hiện tượng phát triển “kinh tế thần kỳ” sau thế chiến thứ hai của Nhật Bản. Một trong những kiến giải được chấp nhận, đó là nhờ có sự thành công của một mô hình tổ chức công ty: mô hình Keiretsu.
Keiretsu (tiếng Nhật: 系列, âm Hán Việt: hệ liệt, có nghĩa đen là hệ thống dây chuyền hoặc chuỗi ) là một phương thức hợp tác kinh doanh mang đậm nét đặc trưng kiểu Nhật. Một keiretsu gồm nhiều công ty thành viên xoay quanh một định chế tài chính (thường là một ngân hàng). Định chế tài chính vừa là cổ đông lớn của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn, vừa đóng vai trò tài trợ hoặc đảm bảo thanh khoản cho các công ty thành viên. Cũng như các Chaebol Hàn Quốc, keiretsu tại Nhật Bản cũng nhận được chính phủ trọng đãi.
MITSUI, MITSUBISHI, SUMITOMO, FUYO, DKB, SANWA LÀ SÁU KEIRETSU MẠNH NHẤT TẠI NHẬT BẢN. SÁU KEIRETSU NÀY NẮM TRONG TAY HÀNG TRĂM, HÀNG NGHÌN CÔNG TY LỚN TẠI NHẬT BẢN VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI.
① LỊCH SỬ
Các Keiretsu có tiền thân là các Zaibatsu – tập đoàn công nghiệp khổng lồ kiểm soát nền kinh tế nước Nhật trước thế chiến thứ hai. Bốn trong số những Zaibatsu lớn nhất (Mitsubishi, Mitsui, Sumitomo, Yasuda – ngày nay là Fuyo) chiếm khoảng ¼ tổng tài sản công nghiệp Nhật Bản. Zaibatsu bị các nước đồng minh triệt phá sau chiến tranh thế giới thứ hai và Keiretsu nổi lên như một sự thay thế. Hiện tại, Nhật Bản có 6 tập đoàn Keiretsu công nghiệp lớn và 11 tập đoàn quy mô nhỏ hơn. Doanh số của các Keiretsu này chiếm khoảng 25% doanh số của tất cả các công ty Nhật Bản và giá trị vốn hóa thị trường của chúng chiếm khoảng 78% tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán Tokyo.
Một Keiretsu có cấu trúc theo kiểu tập đoàn gồm nhiều công ty thành viên. Các công ty này xoay quanh một định chế tài chính (thường là một Ngân hàng). Định chế tài chính vừa là cổ đông lớn của các công ty thành viên thuộc Tập đoàn, vừa đóng vai trò cấp tín dụng (financing) hoặc đảm bảo tính thanh khoản (liquidity) cho các công ty thành viên. Vì vậy, trong mỗi Keiretsu, định chế tài chính tham gia cả vào quá trình quản trị, hoạch địch chiến lược, kiểm soát hoạt động của các công ty thành viên để đảm bảo tất cả các công ty thành viên thuộc Tập đoàn liên kết với nhau thành một thể thống nhất, gia tăng sức mạnh của từng thành viên nói riêng và cả Tập đoàn nói chung. Việc tập hợp thành một khối thống nhất còn giúp các công ty thành viên tránh được nguy cơ bị thôn tính.
Có thể lấy một ví dụ điển hình về Keiretsu là Tập đoàn Mitsubishi, một trong số sáu Keiretsu lớn nhất Nhật Bản. Tập đoàn này được xây dựng trên cơ sở nền tảng là Ngân hàng Mitsubishi và các công ty thành viên hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp nặng chủ chốt của nền kinh tế Nhật Bản. Tổng doanh số hàng năm của Tập đoàn Mitsubishi lên tới 175 tỷ USD. Số lượng công ty thành viên lên tới 160 công ty, trong đó có 124 công ty được niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo. Mỗi công ty thành viên hoạt động độc lập nhưng liên kết nội bộ tập đoàn được dẫn dắt và định hướng bởi Ngân hàng Mitsubishi.
② ĐẶC TRƯNG CỦA KEIRETSU
Nội dung quan trọng nhất của Keiretsu là tạo ra mối liên kết hàng ngang giữa các công ty làm ăn với nhau bằng phương thức xâm nhập sâu vào nhau qua mua cổ phần của đối tác. Phương thức này đặc biệt phổ biến trong quan hệ giữa nhà sản xuất với các nhà thầu phụ của họ. Trường hợp điển hình như Nissan Motor trước khi Carlos Ghosn tiến hành cải tổ đã mua cổ phần ở trong đến 1.400 công ty khác, hầu hết trong số họ là các nhà cung cấp (thầu phụ) và đối tác của Nissan.
RẤT NHIỀU CÔNG TY NHẬT ĐÃ DÍNH ĐẾN KEIRETSU. THÔNG THƯỜNG MỘT NHÀ SẢN XUẤT LỚN SẼ MUA CỔ PHẦN TRONG ÍT NHẤT VÀI TRĂM CÔNG TY KHÁC LIÊN QUAN.
Có hai loại Keiretsu: Keiretsu liên kết dọc và Keiretsu liên kết ngang. Trong khi Keiretsu liên kết dọc là điển hình của tổ chức và mối quan hệ như trong một công ty (từ khâu sản xuất, cung ứng nguyên vật liệu đến tiêu thụ sản phẩm trong một ngành nghề nhất định), thì Keiretsu liên kết ngang thể hiện mối quan hệ giữa các thực thể, thông thường xoay quanh một ngân hàng và một công ty thương mại (thường gồm nhiều doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nghề khác nhau).
Các Keiretsu bao giờ cũng chọn mặt gửi vàng để làm đối tác chiến lược. Cổ phần của các công ty thành viên trong Keiretsu thường được nắm giữ bởi những tổ chức lớn, những tổ chức này cam kết không chuyển nhượng số cổ phần mà mình nắm giữ bằng những thỏa thuận “nắm giữ cổ phần ổn định”. Hệ quả là khoảng từ 60% đến 80% số cổ phần của các công ty thành viên trong Keiretsu chưa bao giờ được mua bán. Riêng điều này đã đảm bảo “an toàn” cho các công ty thành viên trong Keiretsu khỏi “sự tấn công” bởi các đối thủ và những người bên ngoài.
Các công ty thành viên trong Keiretsu còn chủ trương duy trì mối quan hệ hợp tác với các đối thủ cạnh tranh lớn trong nước. Họ mua từ các đối thủ và họ cũng bán cho các đối thủ, chia sẻ công nghệ, hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển, đồng thời phối hợp các giao dịch của họ với đối thủ cạnh tranh nước ngoài.
③ ƯU ĐIỂM CỦA KEIRETSU
Trong một thời gian dài, Keiretsu được xem là một phương thức tiên tiến của nền kinh tế Nhật, được nhiều người tin là “mô hình bất khả chiến bại” trong một thời gian dài. Có nhiều yếu tố tạo nên sức mạnh của một Keiretsu, trong đó phải nhắc đến đầu tiên là nguyên tắc nắm quyền kiểm soát nội khối. Các công ty thành viên trong Keiretsu duy trì việc sở hữu chéo cổ phần của nhau (thường ở mức 2% – 5%) và cam kết không chuyển nhượng số cổ phần này. Tổng số cổ phần được sở hữu chéo bởi các công ty thành viên trong một công ty thành viên thường chiếm tới 15% tới 20% vốn điều lệ của công ty thành viên đó. Do sở hữu cổ phần lẫn nhau và chịu ảnh hưởng của một ngân hàng và công ty thương mại chung nên các doanh nghiệp trong Keiretsu thường có chiến lược kinh doanh giống nhau, phát huy khả năng hợp tác, tương trợ, đặc biệt là khi gặp khó khăn về tài chính. Bên cạnh đó, các công ty thành viên còn chia sẻ với nhau những bí quyết kinh doanh, kinh nghiệm quản lý và các cách thức tiếp thị, thâm nhập thị trường…
Về mặt công nghệ, Keiretsu tạo ra một sự phối hợp nghiên cứu và hỗ trợ chéo trong hệ thống, tạo thuận lợi cho công nghệ mới phát triển nhanh và rộng giữa các nhánh công nghiệp, đây chính là một lợi thế mạnh mẽ cho các doanh nghiệp Nhật Bản bứt phá về công nghệ thời kỳ phát triển kinh tế sau chiến tranh. Các công ty thành viên có thể nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng công nghệ độc quyền được phát triển bởi các công ty thành viên trong tập đoàn. Về cạnh tranh, nhờ mối liên kết chặt chẽ về cấu trúc công ty cũng như mạng lưới tương hỗ, đan xen các giám đốc, các mối quan hệ kinh doanh lâu dài trong hệ thống và mối liên hệ lịch sử xã hội trong hệ thống, các keiretsu tỏ ra vượt trội so với các đối thủ đến từ Âu, Mỹ.
Tóm lại, phương thức này có những ưu điểm nổi bật như:
- Đảm bảo sự an tâm khi đầu tư của các nhà cung cấp.
- Đảm bảo việc nhà sản xuất có thông tin nhiều nhất và có thể can thiệp sâu nhất vào tất cả các phương diện của nhà cung cấp.
- Nhà cung cấp được cung cấp tài chính từ tập đoàn đối tác nên lớn lên nhanh hơn.
- Mối lợi hai chiều: nhà sản xuất có nguồn cung ổn định về số lượng, đảm bảo về chất lượng – nhà cung cấp yên tâm về đầu ra và hiệu quả đầu tư.
④ NHƯỢC ĐIỂM CỦA KEIRETSU
Từng được xem là một trong những bí quyết thành công của các công ty Nhật, ngày nay Keiretsu đã bộc lộ vô số điểm yếu, đáng chú ý nhất là:
- Tạo ra sức ỳ cực lớn cho chính các nhà cung cấp. Họ trở nên lười biếng và vô cùng chậm chạp thay đổi mẫu mã, công nghệ.
- Các công ty đầu đàn của cuộc chơi phải dàn trải tài chính ra quá rộng nên thường đuối sức.
- Giảm khả năng, động lực cạnh tranh và đổi mới của các bên.
- Hiệu quả thực ra là khá kém.
- Quá phụ thuộc; kể cả khi không cần thiết.
⑤ KEIRETSU VÀ CÁC CÔNG TY CON NỔI TIẾNG
※ Mitsui Group (三井グループ)
- Mitsui & Co.
- Mitsui Chemicals
- Mitsui Engineering & Shipbuilding
- Mitsui Fudosan
- Mitsui Mining & Smelting Co., Ltd.
- Mitsui O.S.K. Lines
- Sumitomo Mitsui Financial Group
- Sumitomo Mitsui Trust Holdings
- Toray Industries
- Toshiba
- Japan Steel Works
※ Mitsubishi Group(三菱グループ)
- 3 Diamonds Seafood Co.
- Asahi Glass Co.
- The Bank of Tokyo-Mitsubishi UFJ, Ltd.
- Kirin Brewery Co., Ltd.
- Meiji Yasuda Life Insurance Company
- Mitsubishi Electric Corporation
- Mitsubishi Estate Co.
- Mitsubishi Motors (Automobile manufacturing and sales)
- Mitsubishi Paper Mills, Ltd.
- Mitsubishi Plastics, Inc.
- Mitsubishi Rayon Co., Ltd.
- Mitsubishi Research Institute, Inc.
- Mitsubishi Shindoh Co., Ltd.
- Mitsubishi Steel Mfg. Co., Ltd.
- Mitsubishi UFJ Trust and Banking Corporation (part of Mitsubishi UFJ Financial Group)
- Mitsubishi UFJ Securities
- Nikon Corporation
- Nippon Oil Corporation
- NYK Line (Nippon Yusen Kabushiki Kaisha)
- P.S. Mitsubishi Construction Co., Ltd.
- Tokyo Marine & Nichido Fire Insurance Co., Ltd.
※ Sumitomo Group (住友グループ)
- Sumitomo Chemical Co., Ltd.
- Sumitomo Heavy Industries, Ltd.
- Sumitomo Mitsui Banking Corporation
- Sumitomo Metal Industries, Ltd.
- Sumitomo Metal Mining Co., Ltd.
- Sumitomo Corporation
- Sumitomo Corporation of America
- The Sumitomo Trust & Banking Co., Ltd.
- Sumitomo Life Insurance Co.
- Sumitomo Coal Mining Co., Ltd.
- The Sumitomo Warehouse Co., Ltd.
- Sumitomo Electric Industries, Ltd.
- Mitsui Sumitomo Insurance Co., Ltd.
- Nippon Sheet Glass Co., Ltd.
- NEC
- Sumitomo Realty & Development Co., Ltd.
- Sumitomo Osaka Cement Co., Ltd.
- Sumitomo Light Metal Industries, Ltd.
- Sumitomo Mitsui Construction Co., Ltd.
- Sumitomo Bakelite Co., Ltd.
- Sumitomo Forestry Co., Ltd.
- Sumitomo Rubber Industries, Ltd.
※ Fuyo Group(芙蓉グループ)
- Canon
- Hitachi
- JFE Holdings
- Kayaba Industry
- Keikyu
- Maeda Corporation
- Marubeni
- Matsuya
- Meiji Yasuda Life Insurance
- Mizuho Corporate Bank
- Mizuho Trust Bank
- Nichirei
- Nippon Suisan Kaisha
- Nissan
- Nisshinbo Industries
- Nisshin Seifun Group
- NSK Ltd.
- Oki Electric Industry
- Palace Hotel, Tokyo
- Penta-Ocean
- Ricoh
- Sapporo Brewery
- Sompo Japan Insurance
- Showa Denko
- Taiheiyo Cement
- Taisei Corporation
- TOA Construction Corporation
- Tobu Railway
- Yamaha
※ DKB Group hay còn gọi là Dai-Ichi Kangyo Group(第一勧銀グループ)
- Asahi Mutual Life Insurance
- The Dai-ichi Mutual Life Insurance Company
- Daiichi Sankyo
- Dentsu
- Fujitsu
- Hitachi
- Ishikawajima-Harima Heavy Industries
- Isuzu
- ITOCHU
- JFE Holdings (Kawasaki)
- Kawasaki Heavy Industries (Kawasaki)
- Kao
- K Line (Kawasaki)
- Kobe Steel (Suzuki)
- Meiji Seika
- Mizuho Financial Group
- Seibu Department Stores
- Sojitz (Suzuki)
- Sompo Japan Insurance
- Taiheiyo Cement
- Tokyo Dome
- The Tokyo Electric Power Company
- Tokyo FM
- Yokohama Rubber Company
※ Sanwa Group hay còn gọi là みどり会(三和グループ)