Một chiếc máy bay thân hẹp của hãng hàng không giá rẻ Vietjet Air. Ảnh: vietjetair.com.
Tiềm năng tăng trưởng khổng lồ
Theo Quyết định số 236 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt qui hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không, tổng thị trường vận chuyển hành khách được dự báo tăng trung bình 16% mỗi năm giai đoạn 2015 - 2020 và 8% mỗi năm giai đoạn 2020 - 2030.
Sản lượng vận chuyển của các hãng hàng không Việt Nam đến năm 2020 đạt khoảng 64 triệu hành khách và 71 tỉ Hành khách.Km; đến năm 2030 đạt khoảng 131 triệu hành khách và 125 tỉ Hành khách.Km
Tờ International Business Times (IBTimes) mới đây cũng trích dẫn dự báo của Bộ Giao thông vận tải đến năm 2020 sẽ khai thác 23 cảng hàng không với công suất thiết kế 144 triệu lượt hành khách/năm; đến năm 2030 sẽ khai thác 28 cảng hàng không với công suất 308 triệu lượt hành khách/năm.
Năm 2017, các cảng hàng không Việt Nam tiếp đón 94 triệu lượt hành khách, trong đó có 13 triệu khách quốc tế. Dự kiến đến năm 2020, tổng lượt khách sẽ đạt 131 triệu lượt và đến năm 2030 là 280 triệu lượt.
Theo IBTimes, với những kì vọng về tăng trưởng thị trường như trên, Việt Nam sẽ cần ít nhất 10 hãng hàng không để đáp ứng nhu cầu của hành khách, thay vì chỉ 5 hãng hàng không như hiện nay.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), Việt Nam được kì vọng sẽ trở thành thị trường hàng không tăng trưởng nhanh thứ 5 toàn thế giới vào năm 2035. Bộ Giao thông Vận tải cũng dự kiến từ nay đến năm 2030 sẽ đầu tư khoảng 15,4 tỉ USD để phát triển 23 sân bay.
Trong một bài phân tích mới đây, tạp chí Forbes cho rằng một trong những nhân tố hỗ trợ sự tăng trưởng của ngành hàng không Việt Nam là nhu cầu di chuyển phục vụ công tác của doanh nhân ngoại quốc.
Cụ thể, Việt Nam đang thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào khu vực sản xuất nhờ chi phí thấp. Hoạt động này đòi hỏi đại diện doanh nghiệp nước ngoài phải tới thăm nhà máy tại Việt Nam, đi tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên vật liệu và họp bàn với người lao động sở tại.
Hãng hàng không tích cực mua sắm máy bay
IBTimes dẫn lời ông Rajiv Biswas - Kinh tế trưởng Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương tại hãng nghiên cứu thị trường IHS Market nhận định: "Chính sự kết hợp giữa nhu cầu của khách bay công tác và khách bay du lịch đang khiến cho Việt Nam trở thành môi trường hấp dẫn cho ngành hàng không phát triển".
Hiện nay, các hãng hàng không của Việt Nam vẫn tiếp tục mở thêm các đường bay mới để đáp ứng nhu cầu hành khách. Hãng bay lớn nhất cả nước là Vietnam Airlines gần đây đã khai trương hai đường bay mới tới trung tâm công nghệ Thâm Quyến ở phía nam Trung Quốc.
Mới đây hơn, ngày 27/11, hãng tiếp tục khai trương đường bay giữa Đà Nẵng và Thành Đô (Trung Quốc), đây là đường bay mới thứ 9 được Vietnam Airlines đưa vào khai thác trong năm 2019.
Từ ngày 15/12 tới, Vietnam Airlines sẽ khai thác thêm đường bay mới giữa Hà Nội và Ma Cao (Trung Quốc) với tần suất một chuyến mỗi ngày. Đây sẽ là đường bay thứ 17 đến Trung Quốc và là đường bay quốc tế thứ 62 của Vietnam Airlines, nâng tổng mạng đường bay hiện nay của hãng lên 101 đường.
Để đáp ứng nhu cầu hành khách và mở rộng mạng đường bay, Vietnam Airlines đang có kế hoạch mua mới 50 tàu bay thân hẹp từ Airbus hoặc Boeing nhằm phát triển đội tàu bay lên 135 chiếc vào năm 2025. Tổng vốn đầu tư dự án là 88.131 tỉ đồng, tương đương gần 4 tỉ USD.
Đối thủ chính của Vietnam Airlines là hãng hàng không giá rẻ Vietjet thì có kế hoạch vay 140 triệu USD từ ba nhà băng Hàn Quốc và Trung Quốc để tài trợ cho kế hoạch mua 20 tàu bay thân hẹp tầm xa Airbus A321XLR.
Hãng hàng không non trẻ nhất của Việt Nam là Bamboo Airways cũng đang tích cực mở rộng đội tàu bay. Từ 6 chiếc thân hẹp trong ngày đầu cất cánh 16/1/2019, sau chưa đầy một năm đội bay của hãng hiện có 22 chiếc. Dự kiến ngày 22/12 tới, Bamboo Airways sẽ đón tàu bay thân rộng đầu tiên Boeing 787-9 về đội bay của mình.
Bamboo Airways muốn có 100 tàu bay vào năm 2025, bao gồm các dòng Airbus A320, A321NEO và Boeing B787-9. Ảnh: Đức Quyền.
Địa lí thuận lợi và tầng lớp trung lưu đang trỗi dậy
Theo IBTimes, ngành hàng không cũng như nền kinh tế đang lớn mạnh của Việt Nam còn được hỗ trợ từ may mắn có vị trí địa lí thuận lợi.
Ông Shoeib Choudhury, Giám đốc Quốc gia của công ty logistics DHL Express Việt Nam nhận xét: "Vị trí địa lí là yếu tố rất quan trọng. Ở phía bắc, Việt Nam có mối liên kết chặt chẽ với Trung Quốc, giúp cung cấp nguyên liệu thô cho hoạt động sản xuất dễ dàng hơn. Thông qua Thái Bình Dương, Việt Nam cũng có thể tiếp cận thị trường Bắc Mỹ".
Trong những năm gần đây, Việt Nam đã trải qua nhiều chuyển biến kinh tế rõ rệt. Theo thống kê của Ngân hàng Thế Giới, từ 2002 đến 2018, Việt Nam đã đưa 45 triệu người thoát khỏi cảnh nghèo khó. Trong giai đoạn này, tỉ lệ người nghèo lao dốc từ hơn 70% tổng dân số xuống còn chưa đầy 6%. Trong khi đó, GDP bình quân đầu người tăng 2,5 lần, đạt 2.500 USD/người/năm vào năm 2018.
Đà phát triển kinh tế của Việt Nam đã tạo ra một tầng lớp trung lưu mới có nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ chất lượng cao như vận tải hàng không. Ngân hàng Thế Giới dự báo tỉ lệ người dân thuộc tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng từ mức 13% hiện nay lên 26% vào năm 2026.
Để trở thành Phi công, ngoài vòng khám sức khỏe là điều kiện đầu tiên, học viên cần tham gia khóa học Phi công tại các cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.
2dhAviation đang nổ lực liên kết với các trường trên để đơn giản hoá giấc mơ
- Làm phi công của các bạn với chi phí thấp nhất
- 100% phi công tốt nghiệp bay sẽ đảm bảo việc làm tại các hãng hàng không ở Việt Nam
Người 2dh chuẩn bị thành lập mảng 2dhAviation chuyên
- Giới thiệu việc làm/cung ứng nhân lực Phi công, Tiếp viên hàng không, Tài công, …
- Nhận tuyển đầu vào Phi công, tiếp viên hàng không … cho các trường đào tạo quốc tế
- Giới thiệu mua bán tàu bay