Tăng trưởng như nấm sau mưa rào
Nửa đầu năm nay, Công ty TNHH Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) - công ty con của CTCP Tập đoàn FLC ký 2 thỏa thuận đặt mua tổng cộng 44 máy bay trị giá 8,7 tỷ USD từ Airbus và Boeing. Nhiều khả năng Bamboo Airways cũng sẽ sử dụng mô hình SLB vì tổng giá trị 2 thương vụ mua bán này lớn gấp nhiều lần tổng tài sản của công ty mẹ Tập đoàn FLC.
Nếu khả năng này đúng, Bamboo Airways không phải là hãng hàng không đầu tiên ở Việt Nam áp dụng mô hình này. Ngoài Jetstar Pacific, các hãng hàng không trong nước đều triển khai bán - thuê lại (sale and leaseback) để phát triển đội bay của mình. Và trên thế giới cũng vậy.
Nhờ nhiều ưu điểm hấp dẫn so với sở hữu trực tiếp, hoạt động thuê máy bay có những bước phát triển vượt bậc trong vài thập kỷ qua. Nếu như năm 1970 chỉ có 0,5% số máy bay là được thuê thì đến năm 2017, con số này đã tăng lên 47% với khoảng 12.700 chiếc, tương ứng với tốc độ tăng trưởng kép 15%/năm. Trong khi đó, tổng số máy bay chỉ tăng trung bình 4%/năm.
|
Diễn biến hoạt động cho thuê máy bay từ năm 1970 và dự báo đến 2020. Nguồn: ICF/ Boeing Capital Corporation 2014 Outlook |
Số lượng những công ty cho thuê lớn với đội thuê có giá trị trên 1 tỷ USD cũng tăng gấp đôi trong 10 năm qua, trong đó lớn nhất là GECAS và AerCap. Đa số các công ty này đều hoạt động ở Ireland nhờ ưu đãi về thuế.
|
Top 20 công ty cho thuê máy bay lớn nhất trên thế giới tính đến cuối 2017, gồm những chiếc đã và đang hoạt động. Nguồn: ICF/AirFinance Journal |
Khu vực châu Mỹ Latin có tỷ lệ máy bay thuê hoạt động cao nhất thế giới với 59%. Tỷ lệ này ở Châu Âu cũng khá lớn do đây là khu vực có nhiều hãng hàng không giá rẻ. Ở châu Á – Thái Bình Dương, tỷ lệ máy bay thuê hoạt động là 42% còn ở Bắc Mỹ chỉ là 30% do thị trường vốn ở đây phát triển, cho phép các hàng không mua và sở hữu máy bay.
|
Cơ cấu đội bay tại các khu vực trên thế giới, tháng 11/2017. Nguồn: ICF, CAPA |
Trong các loại hình thuê máy bay thì bán - thuê lại (sale and leaseback - SLB) là phổ biến nhất. Theo mô hình này, các hãng hàng không đặt mua máy bay từ nhà sản xuất, bán cho công ty cho thuê rồi thuê lại chính chiếc máy bay đó.
Đôi bên cùng có lợi
Đối với các hãng hàng không - đặc biệt là những hãng mới thành lập, tiềm lực tài chính yếu, mô hình SLB đem đến nhiều lợi ích như:
Hưởng chiết khấu cao khi đặt mua nhiều máy bay từ các hãng sản xuất như Boeing hay Airbus: Tùy theo giá trị đơn hàng cụ thể mà tỷ lệ chiết khấu so với giá niêm yết có thể lên tới 40 – 70%.
Giả sử một hãng hàng không có tên BB đặt mua 44 chiếc máy bay với tổng giá trị niêm yết 9 tỷ USD. Để được nhận máy bay, BB chỉ cần đặt cọc tới 5% giá trị hợp đồng, tức 450 triệu USD.
Vì mua với số lượng lớn nên hãng này có thể được chiết khấu tới 50% và chỉ cần phải trả thanh toán khoảng 4,5 tỷ USD.
Sau khi nhận máy bay, BB bán lại những chiếc máy bay này với giá 4,95 tỷ USD ghi nhận vào doanh thu, đồng thời thu lợi 10%. Sau đó BB thuê lại chính những chiếc máy bay mà mình vừa bán và trả tiền thuê hàng năm.
|
Tiền đặt cọc thấp: Các hãng hàng không khi đặt mua máy bay chỉ cần đặt trước 1 – 5% giá trị đơn hàng. Điều khoản này cho phép các hãng hàng không mới, quy mô nhỏ có thể tậu một số lượng máy bay lớn mà không cần bỏ ra quá nhiều vốn ban đầu.
Tăng doanh thu, đẹp báo cáo tài chính: Sau khi nhận máy bay, các hãng hàng không lập tức bán lại cho các công ty cho thuê máy bay, hưởng lợi nhuận khoảng 5-10%, rồi thuê lại chính những máy bay này. Số tiền thu được từ bán máy bay làm doanh thu của các hãng tăng lên đáng kể.
Linh động trong cơ cấu đội bay: các hãng có thể thuê tạm thời một số máy bay để đáp ứng nhu cầu khách hàng trong thời gian ngắn.
Tiếp cận các loại máy bay hiện đại, hiệu suất cao: Do thời gian thuê thường ngắn hơn nhiều so với tuổi đời của một máy bay nên các hãng hàng không có thể thay đổi loại máy bay theo nhu cầu, thị hiếu.
Câu chuyện thành công của IndiGo
Khi mới thành lập năm 2005, hãng hàng không IndiGo của Ấn Độ đặt mua 100 chiếc A320. Đến năm 2011, IndiGo lại đặt mua tiếp 180 chiếc A321NEO, tổng trị giá 15 tỷ USD. Sang năm 2015, hãng tiếp tục đặt mua 250 chiếc A320NEO, giá trị niêm yết 25,7 tỷ USD.
Vì đặt mua với số lượng rất lớn nên IndiGo có thể được chiết khấu tới 60-70% (con số chính xác không được tiết lộ). Sau khi nhận máy bay, IndiGo lập tức tiến hành bán và thuê lại.
IndiGo đã áp dụng chiến thuật này một cách khôn khéo, thể hiện ở 2 điểm: Thứ nhất, hãng chỉ mua một loại máy bay là A320 thế hệ mới nhất, nhờ đó mà vừa đảm bảo tính kinh tế theo quy mô vừa tiết kiệm nhiên liệu. Thứ hai, IndiGo chỉ thuê máy bay trong 6 năm, qua đó tránh được các chi phí bảo dưỡng định kỳ của ngành hàng không.
Năm 2013, khi đa phần các đối thủ cạnh tranh đều lỗ "sấp mặt" thì IndiGo ghi nhận lợi nhuận tăng gấp 6 lần năm trước.
|
Các công ty cho thuê máy bay được lợi gì? Tại sao các công ty này không tự mua máy bay từ Airbus và Boeing rồi cho thuê mà phải mua lại của các hãng hàng không?
Thứ nhất, nhiều công ty cho thuê máy bay không có quy mô và uy tín như các hãng hàng không, khó vay vốn lớn để tự mua máy bay nên phải đợi các hãng hàng không mua xong rồi mua lại để cho thuê.
Boeing cho biết 49% số máy bay mà hãng chuyển giao cho các công ty cho thuê là bán trực tiếp, 51% còn lại là thông qua nghiệp vụ SLB.
|
Thứ hai, việc các công ty cho thuê mua máy bay từ hãng hàng không rồi cho chính hãng hàng không đó thuê lại đồng nghĩa với việc đầu ra sản phẩm đã được “bao tiêu”. Nếu công ty tự đặt mua sẽ phải chịu rủi ro không tìm được khách hàng thuê.
Thứ ba, tuy công ty cho thuê phải mua máy bay từ hãng hàng không với giá cao hơn từ 5 -10% so với mua trực tiếp, nhưng khoản phụ trội này sẽ được công ty tính vào giá cho thuê các năm sau. Mua lại với giá càng cao thì cho thuê với giá càng cao và ngược lại.
|
Minh họa: Chu Toàn. |
Gió sắp đổi chiều?
Từng gặt hái nhiều thành công nhờ mô hình SLB nhưng tháng 8 năm ngoái, IndiGo cho biết hãng sẽ dần từ bỏ mô hình này và chuyển sang sở hữu trực tiếp máy bay. Đại diện của hãng cho biết, thay đổi này sẽ giúp làm giảm chi phí hoạt động và gia tăng lợi nhuận.
Một số chuyên gia nhận định nguyên nhân có thể là do các thay đổi sắp tới trong cách hạch toán kế toán. Cụ thể, Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế đã ban hành IFRS 16 hiệu lực từ 01/01/2019 để thay thế cho Chuẩn mực kế toán quốc tế số 17 (IAS 17).
Theo đó kể từ ngày 1/1/2019, bên bán tài sản sẽ không được ghi nhận doanh thu và lợi nhuận mà phải ghi nhận một khoản nợ vay đối với khoản tiền nhận được từ giao dịch bán và thuê lại (ngoại trừ trường hợp giá trị tài sản thuê là thấp không đáng kể hoặc thời hạn thuê nhỏ hơn 12 tháng - điều rất ít thấy trong ngành hàng không).
Ở Việt Nam, lãnh đạo Vietnam Airlines cũng từng nhận định SLB thực chất là "đẩy rủi ro vào tương lai", bán được với giá cao, lợi nhuận ban đầu cao thì những năm sau chi phí thuê cũng cao tương ứng, chưa kể các rủi ro về tỷ giá.
VietJet có thể phải ghi nhận hoạt động bán và thuê lại máy bay là thuê tài chính từ năm 2020
Theo chuẩn mực kế toán mới, VietJet phải báo cáo đầy đủ nghĩa vụ thuê tài chính, ngoài ra là báo cáo riêng chi phí khấu hao và chi phí lãi vay thay vì gộp các chi phí này trong chi phí thuê hoạt động.
Một cáo cáo về CTCP Hàng không VietJet (Mã: VJC) của CTCP Chứng khoán VNDirect cho biết, VietJet có thể sẽ phải ghi nhận hoạt động bán và thuê lại máy bay là thuê tài chính từ năm 2020 khi các công ty niêm yết Việt Nam tại sẽ buộc phải tuân thủ tiêu chuẩn kế toán IFRS.
Theo đó từ năm 2020, các công ty niêm yết tại Việt Nam sẽ buộc phải tuân thủ chặt chẽ chuẩn mực kế toán IFRS. Các công ty ghi nhận thuê hoạt động như VJC sẽ phải chuyển sang ghi nhận thuê tài chính. Điều này nghĩa là: công ty phải báo cáo đầy đủ nghĩa vụ thuê tài chính, ngoài ra là báo cáo riêng chi phí khấu hao và chi phí lãi vay thay vì gộp các chi phí này trong chi phí thuê hoạt động.
Việc thay đổi chính sách kế toán sẽ không làm ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động chủ đạo của VJC là dịch vụ vận tải và các dịch vụ phụ trợ hàng không. VNDirect đánh giá chuẩn mực kế toán mới sẽ cải thiện tính minh bạch trong các hệ số đòn bẩy và lợi nhuận hoạt động chủ đạo.
Doanh thu bán máy bay trong năm 2017 của VietJet đạt 19.783 tỷ đồng, mức cao nhất trong lịch sử. Tổng số máy bay nhận mới trong năm đạt 17 chiếc, vượt trội so với số lượng máy bay mới trong năm 2016 là 11 chiếc.
Lãi trung bình của hoạt động bán máy bay tăng 22,3% đạt 148 tỷ đồng (khoảng 6,5 triệu USD) do tất cả 17 máy bay đều là A321 so với 3 máy bay A320 và 8 máy bay A321 trong năm 2016.
Vừa qua, VietJet đã ký kết hợp đồng với công ty GECAS France của Pháp về việc thuê, mua 6 tàu bay A321neo trị giá 800 triệu USD.
Vietnam Airlines lãi hơn 770 tỷ đồng từ bán và thuê lại máy bay trong năm 2017
Bên cạnh lợi nhuận "khủng" từ hoạt động bán và thuê lại* máy bay, trong quý IV/2017 Vietnam Airlines cũng báo lãi hơn 810 tỷ đồng từ chênh lệch tỷ giá, đây chính là những nguyên nhân chủ yếu kéo lợi nhuận Công ty tăng vọt so với cùng kỳ.
Tổng công ty Hàng không Việt Nam – CTCP (Vietnam Airlines - Mã: HVN) vừa công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2017 với doanh thu thuần 21.306 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ. Tuy vậy, lợi nhuận gộp sụt giảm 22% khiến cho biên lãi gộp công ty từ 10% hạ xuống còn 6%.
|
Bán và thuê lại máy bay là chìa khóa kéo tăng trưởng lợi nhuận của HVN trong năm 2017 |
Doanh thu tài chính trong quý giảm 20% còn 246 tỷ đồng, chi phí tài chính ghi nhận âm 336 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước đó là 726 tỷ đồng. Chi phí tài chính ghi âm đến từ việc trong quý công ty xuất hiện khoản lãi chênh lệch tỷ giá 812 tỷ đồng.
|
Chí phí tài chính của HVn trong năm 2017 |
Đáng chú ý, trong quý IV/2017, công ty ghi nhận khoản thu nhập khác lên tới hơn 555 tỷ đồng, gấp đôi so với cùng kỳ năm trước đó. Khoản thu này đến chủ yếu từ hoạt động bán và thuê lại máy bay (thu về 392 tỷ đồng) và gần 150 tỷ đồng là các khoan thu khác không nói chi tiết.
|
Hoạt động bán cho thuê lại máy bay đem về doanh thu "khủng" cho HVN trong năm 2017 |
Tổng kết, Công ty báo lãi 410 tỷ đồng sau thuế, chênh lệch rất lớn so với khoản lỗ 444 tỷ đồng quý IV/2016.
Cả năm 2017, Vietnam Airlines báo doanh thu hơn 83.000 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2016, biên lãi gộp của công ty từ 15% sụt giảm xuống còn 13%.
Với việc cắt giảm mạnh được chi phí tài chính cộng thêm nguồn thu “khủng” từ hoạt động bán và thuê lại máy bay, HVN báo đạt lợi nhuận sau thuế đạt 2.666 tỷ đồng trong năm 2017 (tăng trưởng 27% so với năm 2016).
|
Kết quả kinh doanh năm 2017 của HVN |
Tính đến thời điểm 31/12/2017, tổng tài sản của Công ty đạt 88.433 tỷ đồng, giảm 8.000 tỷ đồng so với hồi đầu năm. Tiền và tương đương tiền của Công ty tăng mạnh thêm 4.500 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, các khoản phải thu ngắn hạn cũng chứng kiến sự sụt giảm sâu, gần 6.200 tỷ đồng (chủ yếu đến từ khoản trả trước cho người bán ngắn hạn).
Tồn kho tăng thêm hơn 500 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho cũng tăng lên gấp đôi đạt 222 tỷ đồng.
Tổng nợ phải trả của Vietnam Airlines giảm gần 10.000 tỷ đồng trong năm, chủ yếu đến từ giảm vay nợ thuê tài chính dài hạn. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu khi kết thúc năm 2017 còn ở mức 4,07 lần.
Báo cáo tài chính quý IV/2017 của Vietnam Airlines dùng thuật ngữ "bán cho thuê lại máy bay", trong bài chúng tôi sử dụng thuật ngữ "bán và cho thuê lại máy bay". Hai cụm từ này có ý nghĩa như nhau.
"Sale and leaseback" là một nghiệp vụ phổ biến trong ngành hàng không và đặc biệt được các hãng hoạt động theo mô hình giá rẻ (LCC) tận dụng để mở rộng đội bay, đơn cử như Indigo (Ấn Độ), Virgin Australia hay Norwegian (Na Uy).
Bản chất của hoạt động bán và thuê lại là một hình thức thu xếp vốn thông qua giao dịch với các công ty cho thuê máy bay, qua đó giúp hãng hàng không có đội bay vận hành khai thác nhưng không dùng nguồn vốn tự có (bao gồm cả vốn vay).
Để trở thành Phi công, ngoài vòng khám sức khỏe là điều kiện đầu tiên, học viên cần tham gia khóa học Phi công tại các cơ sở huấn luyện được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn.
2dhAviation đang nổ lực liên kết với các trường trên để đơn giản hoá giấc mơ
- Làm phi công của các bạn với chi phí thấp nhất
- 100% phi công tốt nghiệp bay sẽ đảm bảo việc làm tại các hãng hàng không ở Việt Nam
Người 2dh chuẩn bị thành lập mảng 2dhAviation chuyên
- Giới thiệu việc làm/cung ứng nhân lực Phi công, Tiếp viên hàng không, Tài công, …
- Nhận tuyển đầu vào Phi công, tiếp viên hàng không … cho các trường đào tạo quốc tế
- Giới thiệu mua bán tàu bay
|