Từ Tốt Đến Vĩ Đại
Tác giả: Jim Collins
Giới thiệu sách:
Jim Collins cùng nhóm nghiên cứu đã miệt mài nghiên cứu những công ty có bước nhảy vọt và bền vững để rút ra những kết luận sát sườn, những yếu tố cần kíp để đưa công ty từ tốt đến vĩ đại. Đó là những yếu tố khả năng lãnh đạo, con người, văn hóa, kỷ luật, công nghệ…
Những yếu tố này được nhóm nghiên cứu xem xét tỉ mỉ và kiểm chứng cụ thể qua 11 công ty nhảy vọt lên vĩ đại. Mỗi kết luận của nhóm nghiên cứu đều hữu ích, vượt thời gian, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi lãnh đạo và quản lý ở mọi loại hình công ty (từ công ty có nền tảng và xuất phát tốt đến những công ty mới khởi nghiệp), và mọi lĩnh vực ngành nghề. Đây là cuốn sách nên đọc đối với bất kỳ lãnh đạo hay quản lý nào!
Jim Collins – Tác giả của cuốn sách viết về giới kinh doanh Từ Tốt Đến Vĩ Đại vừa là người học và cũng vừa là người dạy tại các công ty vĩ đại và trường tồn. Trăn trở với câu hỏi lớn “Làm thế nào những công ty tốt, công ty bình thường, hay ngay cả công ty đang trong tình trạng tồi tệ cũng có thể đạt đến mức vĩ đại trường tồn?” Nên ông và các đồng sự đã mất một khoảng thời gian khá dài để nghiên cứu và khám phá ra cách thức để các công ty này tăng trưởng, đạt thành tích cao, chuyển mình và nhảy vọt từ “tốt” đến “vĩ đại”. Một vấn đề mà ai cũng quan tâm, muốn tìm hiểu nhưng không phải ai cũng có được sự kiên nhẫn tìm đến tận cùng câu trả lời.
Cuối cùng quyển sách ra đời với 9 chương bố cục rõ ràng, rành mạch và kèm theo đó là các phụ lục được ghi chú cẩn thận, chi tiết. Cách trình bày sách logic rõ ràng cùng với những đồ thị, số liệu và biểu đồ được ghi chép rất tỉ mỉ, cẩn thận. Một sự nghiên cứu nghiêm túc và đã trải qua kiểm chứng cụ thể từ sự phát triển nhảy vọt từ mức “tốt” lên “vĩ đại” của 11 công ty. Do đó những thông tin đưa ra cực kì hữu ích và sao sát thực tế hơn bao giờ hết. Cách lồng ghép so sánh trong quyển sách cũng rất thú vị nhưng lại hiệu quả vô cùng như câu chuyện giữa nhím và cáo trong chương 5 cùng những thông điệp hữu ích “Hãy tự biết mình” và biết cách đưa những tình huống khó xử thành ý tưởng đơn giản nhất. Những điểm quan trọng nhất mà sách nhấn mạnh đó là: ý tưởng, chiến lược, kỷ luật, công nghệ và cuối cùng là cách xây dựng nền tảng để nhảy vọt. Mỗi kết luận này đều mang những ý nghĩa to lớn và hữu ích thậm chí có thể khiến độc giả ngạc nhiên nhưng khó có ai phủ nhận được giá trị cùng những triết lí mà quyển sách mang lại.
Quả thật đây là một cuốn sách không thể thiếu cho những ai đang bước vào giới kinh doanh và đang điều hành những công ty lớn, nhỏ.
Jim Collins cùng nhóm nghiên cứu đã miệt mài nghiên cứu những công ty có bước nhảy vọt và bền vững để rút ra những kết luận sát sườn, những yếu tố cần kíp để đưa công ty từ tốt đến vĩ đại. Đó là những yếu tố khả năng lãnh đạo, con người, văn hóa, kỷ luật, công nghệ… Những yếu tố này được nhóm nghiên cứu xem xét tỉ mỉ và kiểm chứng cụ thể qua 11 công ty nhảy vọt lên vĩ đại.
Mỗi kết luận của nhóm nghiên cứu đều hữu ích, vượt thời gian, ý nghĩa vô cùng to lớn đối với mọi lãnh đạo và quản lý ở mọi loại hình công ty (từ công ty có nền tảng và xuất phát tốt đến những công ty mới khởi nghiệp), và mọi lĩnh vực ngành nghề.
Về tác giả:
Jim Collins hiện dang dửng dâu “phòng nghiên cứu quàn lý” ờ 8oulder, Colorado, chuyên nghiên cứu về các công ty vĩ đai lâu đời. Ông làm viêc ớ Đại học Staníord University Graduate Shool of Business, và trước đố giừ các vị trí tại McKinsey và Hevvlett-Packard.
Các sách khác cúa ông bao gòm Hơn cá tinh thàn doanh nghiệp, xáy dung đé tòn tọi lâu dài: Thói quen thành công của các cõng ty có tầm nhin dẫ bán ra hơn một triệu bàn.
Tóm tắt nội dung chính:
“Cho dù kết quả cuối cùng có thế nào đi nữa, sự biến đổi Từ tốt đến xuất sắc không bao giờ xảy ra trong tích tắc. Không có một hành động quyết định duy nhất, không có chương trình lớn, không có sự đổi mới đặc biệt, không có sự đột phá may mắn đơn nhất, không có thời điểm kỳ diệu. Đúng hơn, đó là quy trình liên tục đẩy một cái bánh đà khổng lồ nặng nề theo một hướng, từng vòng từng vòng, tạo đà cho đến khi có thời điểm cho một sự nhảy vọt và vươn xa”.
Đừng bao giờ hài lòng ở mức tốt hay xuất sắc. Hãy khám phá điều gì có thể tạo nên sự tuyệt vời.
Hầu hết các công ty lớn đều trải qua những năm tháng mờ mịt trước khi đạt được kết quả khiến cả thế giới đều biết đến. Thực vậy, các công ty đó cũng như mọi công ty khác cho đến khi có “điểm chuyển biến” và để lại các công ty khác sau lưng.
Cú nhảy vọt đến sự vĩ đại không xảy ra từ một cuộc cách mạng. Ngược lại với điều người ta vẫn thường nghĩ, các công ty này không tuyển vào các vị giám đốc để thay đổi tình hình. (Đấy là dấu hiệu của một công ty xoàng xĩnh). Và dù cho các kết quả đáng chú ý của các công ty lớn đôi khi làm cho người ta tưởng thành công đến nhanh chóng, nhưng cú nhảy vọt chỉ xảy ra sau nhiều năm nỗ lực – điều mà Collins gọi là “đẩy ngược bánh đà”.
Chuỗi cửa hàng dược phẩm Walgreens của Mỹ là một công ty lâu đời và đạt kết quả kinh doanh trong bốn thế kỷ cũng như các công ty khác trên thị trường. Thế rồi, vào năm 1975, công ty vượt lên và đạt được thành công khác thường.
Từ ngăm 1975 đến năm 2000, công ty tăng trưởng gấp 15 lần so với mức chung thị trường chứng khoán. Công ty cũng có kết quả kinh doanh gấp đôi công ty hàng đầu về công nghệ là Intel, gấp năm lần công ty General Electric nổi tiếng và gấp tám lần công ty Coca-Cola lừng danh.
Điều gì đã tạo ra sự vượt trội khỏi mức tầm thường một cách bất ngờ đó? Jim Collins bắt đầu tiến hành một cuộc nghiên cứu trong năm năm để tìm ra nguyên nhân. Một danh sách 11 công ty vĩ đại đã được ông nghiên cứu và được đưa vào cuốn Từ tốt đến vĩ đại: Tại sao một số công ty có bước nhảy vọt… Và những công ty khác thì không, dựa trên thành tích vượt trội trong ít nhất mười lăm năm, Collins nói: “sẽ khó tìm thấy một nhóm đáng chán hơn”.
Danh sách gồm Fannie Mae (một công ty thế chấp tài chính), Gillette (dao cạo râu), Kemberly-Clark (tã trẻ em, khăn giấy), Kroger (siêu thị giảm giá), Nucor (công ty luyện thép), Philip Morris (thuốc lá, socola, cà phê), và Pitney Bowes (thiết bị văn phòng). Đối với mỗi công ty, Collins tìm một công ty chỉ đạt mức khá để so sánh (ví dụ, Eckerd để so sánh với Walgreens).
Ông đã rút ra được gì từ việc nghiên cứu này?
Một dạng lãnh đạo:
Collins không thực sự quan tâm đến sự lãnh đạo khi ông bắt đầu việc nghiên cứu. Ông muốn ra khỏi kiểu suy nghĩ “những nhà lãnh đạo vĩ đại” sẽ chuyển biến mọi việc. Thế nhưng, ông phát hiện ra rằng sự lãnh đạo vô cùng quan trọng, nhưng kiểu lãnh đạo tạo nên sự vĩ đại lại là điều ngạc nhiên.
Lãnh đạo của các công ty lớn là một sự pha trộn kỳ lạ giữa tham vọng và sự khiêm tốn, “giống như Lincoln và Socrates hơn là Patton hay Caesar”. Collins miêu tả Darwin Smith, người đứng đầu Kimberly-Clark là có một “vẻ lúng túng ngượng nghịu và không có tính tự phụ… cùng với một quyết tâm mạnh mẽ, thậm chí cứng cỏi trong cuộc sống”.
Những người lãnh đạo như vậy có vẻ không để lộ tham vọng ra bên ngoài, bởi vì họ chuyển nỗ lực và quyết tâm của mình vào việc bảo đảm cho sự thành công lâu dài của công ty. Họ không muốn tự nói về bản thân mình, thay vào đó họ ca ngợi về những người vĩ đại đã có những đóng góp (Collins ngạc nhiên khi từ “may mắn” được lặp lại nhiều lần khi những người này nói về thành công của cá nhân hay công ty họ, mặc dù bằng chứng cho thấy đó là kết quả của làm việc cật lực).
Những nhà lãnh đạo này cũng chia sẻ đam mê đối với sản phẩm của công ty tạo ra cho dù chúng không có gì mới. Chẳng hạn như nhân viên ở công ty Gillette đổ 200 triệu đô la để phát triển dao cạo râu Mach 3 chỉ bởi vì sản phẩm này kích thích họ và sau đó đã trở thành một thành công rực rỡ.
Vì luôn đặt công ty của họ lên hàng đầu, các nhà lãnh đạo “bậc 5” này (theo cách gọi của Collins) bảo đảm rằng bất kể ai thay thế vị trí của họ đều có khả năng đạt hiệu quả như họ nếu không nói là hơn. Ngược lại, những nhà điều hành của công ty được chọn so sánh muốn thành tích cá nhân của họ nổi bật, nên chỉ chọn những người kế tục kém cỏi. Những vị lãnh đạo cấp 5 cố tình giữ một hình ảnh khiêm tốn, “những con người bình thường im ắng tạo nên những kết quả phi thường”.
Làm giàu từ việc bán cổ phần cho những người tiếp quản hay mua đứt các cổ phần bằng vốn vay, đúng là khó tin. Họ làm việc vì tương lai tươi sáng của công ty, ngay cả khi họ không còn làm ở đó nữa. Nhiều người vẫn giữ phòng làm việc của mình trong trụ sở doanh nghiệp nhiều năm sau khi về hưu.
Đúng người:
Người ta vẫn hay nói rằng nếu bạn muốn bắt đầu và xây dựng một công ty vĩ đại, bạn nên phát triển khái niệm về sự hoàn thiện và tuyển những con người giỏi nhất mà bạn có thể tìm được. Tuy nhiên, Collins và nhóm của ông thấy rằng khi những nhà điều hành của các công ty Từ tốt đến vĩ đại bắt đầu cho sự chuyển biến công ty họ lại có vẻ làm việc ngược lại: “Đầu tiên họ đưa đúng người lên xe (và đưa người không thích hợp khỏi xe) và sau đó xác định nơi cần lái đến”.
Những lợi ích của cách tiếp cận này là gì? Nếu bạn có những con người đúng ngay từ đầu, họ sẽ có khả năng thích nghi với các thay đổi về định hướng hay chiến lược. Bạn không cần phải động viên họ bở vì họ chia sẽ với bạn niềm khao khát đạt được thành công, và do đó đã sẵn có động lực trong người họ. Điều thú vị là những công ty vĩ đại trả lương cũng tương đương những công ty tốt; trả lương không phải là một yếu tố lớn để vận động con người khi họ hướng đến một thứ gì đó lớn hơn là tiền bạc.
Cuối cùng, những công ty vĩ đại có văn hóa “nghiêm ngặt nhưng không nhẫn tâm”. Tính nghiêm ngặt có nghĩa là mỗi người đều biết chuẩn mực mà họ và công ty phải tuân theo. Nếu họ không đáp ứng được, họ biết họ phải ra đi. Sự không thương xót, ngược lại, là đặc điểm của những công ty chỉ được cho là tốt. Không phải suy nghĩ nhiều, họ sẽ cho nghỉ toàn bộ phận để tái cơ cấu và sa thải hàng ngàn công nhân từ những quyết định từ trên đưa xuống.
Một không khí lo sợ như thế vốn đã không tạo ra năng suất và không tạo động lực làm việc, trong khi đó các công ty vĩ đại có một tinh thần đồng đội thách thức mọi người phải nỗ lực hết khả năng của mình. Họ biết, theo cách nói của Collins, rằng “Tầm nhìn vĩ đại mà không có những con người vĩ đại sẽ không tương xứng”.
Sự trung thực tàn bạo:
Các công ty vĩ đại khác biệt vì đưa ra quyết định dựa trên sự việc. Họ không dựa vào các mốt quản trị hay những giấc mơ về sự vĩ đại để đạt được kết quả, thay vào đó họ luôn luôn tự đánh giá mình.
Collins phát hiện rằng những nhà lãnh đạo uy tín thường can dự vào cách thức đi đến thành công của công ty, bởi vì nhân viên bắt đầu chỉ dựa vào “điều mà tổng giám đốc sẽ nghĩ” thay vì dựa vào dữ liệu để làm cơ sở cho quyết định. Các công ty tốt nhất muốn sự thật phải được lắng nghe, cho dù nó được nói từ bất kỳ ai. Họ có văn hóa đặt câu hỏi và sự cởi mở, không khúm núm.
Collins trích câu nói của Winston Churchill: “Tôi… không cần những giấc mơ đẹp. Thực tế tốt hơn giấc mơ”. Churchill cũng nổi tiếng với thái độ “không bao giờ đầu hàng” của ông. Các công ty vĩ đại cũng có sự kết hợp giữa niềm tin rằng cuối cùng họ sẽ chiến thắng đồng thời vẫn sẳn sàng đối mặt với thực tại khó khăn.
Một lý do để sống:
Các công ty vĩ đại chỉ có một ý tưởng hoặc sự tập trung duy nhất điều khiển tất cả những việc họ làm. Những quan niệm này có thể cần nhiều năm để trở nên rõ ràng hơn, nhưng một khi đã thấm nhuần có thể tạo nên những kết quả to lớn bở vì chúng quá khác biệt. Walgreens có ý tưởng tốt nhất đó là tự định nghĩa mình, những cửa hàng dược phẩm được đặt ở những vị trí thuận tiện nhất, lợi nhuận cao trên mỗi đợt mua.
Wells Fargo không cố gắng đánh bại Citicorp hay Bank of America để trở thành ngân hàng Mỹ lớn nhất toàn cầu. Thay vào đó, nó tập trung để trở thành một ngân hàng có lợi nhuận lớn bằng việc tập trung vào khu phía tây nước Mỹ.
Collins có mô hình 3 vòng để kiểm tra sự vĩ đại. Vòng đầu tiên là nhận thức được thứ bạn có thể làm tốt nhất trên thế giới này.
Việc này cần ứng dụng thực tế các khả năng của bạn, đó không phải là để cái tôi của bạn vận động tự do. Cũng không phải chỉ là biết bạn có năng lực ở điểm nào; việc mà bạn đã làm trong nhiều năm có thể không phải là cái giỏi nhất của bạn. Vòng thứ hai là điều chỉnh động cơ kinh tế của bạn; đó là biết được việc nào mang đến cho bạn nhiều lợi nhuận nhất.
Vòng tròn thứ ba là đam mê: rất đơn giản, chỉ làm thứ mà bạn đặc biệt đam mê. Nếu bạn có thể tìm ra được thứ mà bạn có thể làm giỏi nhất, bạn thích làm nó và việc đó mang lại cho bạn tiền bạc thì bạn đã có những bắt đầu của một công ty lớn. Nếu bạn có hai trong ba điều này, bạn có lẽ chỉ đạt thành công chứ không phải sự vĩ đại.
Cuốn sách đáng được dành riêng một chương để mô tả về mẫu người vì bạn có thể áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn cũng như vào công ty nơi bạn làm việc. Chính xác bạn đang đại diện cho cái gì? Bạn có thể tóm tắt trong vài từ không? Nếu không, mọi cố gắng của bạn chỉ rải rác và thiếu năng lượng, cũng giống như các công ty khá tốt mà thôi.
Sử dụng công nghệ một cách khôn ngoan:
Công nghệ không bao giờ là cơ sở cho việc trở thành vĩ đại mà chính là quản trị.
Công nghệ ít được nhắc đến như là nguyên nhân chính cho sự thành công của các nhà điều hành trong các công ty xuất chúng.
Không bao giờ có trường hợp “Công nghệ này sẽ tạo nên công ty”, mà đúng hơn là “Chúng ta có thể sử dụng công nghệ này để làm tốt hơn việc chúng ta đang làm”.
Nếu không có một văn hóa biết phát hiện cơ hội, các công ty khác chọn công nghệ vì lợi ích của công nghệ, nhưng những công ty vĩ đại chỉ đầu tư vào những cách thức khác biệt để tiến hành công việc khi nó phù hợp với tầm nhìn rộng hơn.
Theo đánh giá của Collins thì “bản thân công nghệ không bao giờ là nguyên nhân chính của sự thành công hay thất bại”. Thế nhưng, sự sử dụng công nghệ thông minh lại là một phần trong văn hóa của các công ty vĩ đại.
Lời cuối:
Từ tốt đến vĩ đại được nghiên cứu khi có hiện tượng về “nền kinh tế mới”. Collins nói về những năm này: “Chúng ta bước vào một thời điểm đáng nhớ trong lịch sử khi toàn bộ ý tưởng về việc nỗ lực xây dựng một công ty vĩ đại có vẻ kỳ lạ và lỗi thời”.
Có một “văn hóa về kỷ luật”, một trong những đặc điểm chính của các công ty vĩ đại mà ông đã nhận ra thực ra lại có vẻ cổ hủ.
Các công ty này không trở nên vĩ đại nhờ vào hoạt động trong đúng ngành vào đúng thời điểm, mà chính là đã nhận ra được các thế mạnh riêng có của mình và không ngừng phát huy chúng.
Sự kết luận này rất giống với kết luận của David Landes trong cuốn Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia, người đã khám phá ra rằng nếu địa lý và tài nguyên thiên nhiên (cơ hội) chắc chắn ảnh hưởng đến sự phát triển của các quốc gia thì điều khiến chúng trở nên giàu có chính là văn hóa của sự nỗ lực và doanh nghiệp.
Trước cuốn Từ tốt đến vĩ đại, Collins viết cuốn sách nổi tiếng Xây dựng để tồn tại lâu dài, viết về các công ty biểu tượng có tầm nhìn đã vượt qua phép thử của thời gian. Là một cuốn sách chỉ bạn cách tự nhấc bạn đến bước đầu tiên của sự vĩ đại, cuốn Từ tốt đến vĩ đại chính là một cuốn phim mô tả. Giá trị của Xây dựng để tồn tại lâu dài nằm ở chỗ nó có thể chỉ ra cho bạn cách duy trì sự vĩ đại đó.
Collins nói rằng ông không nghĩ đến công trình của mình nhất thiết là về các công ty hay việc kinh doanh. Nguyên tắc của Từ tốt đến vĩ đại có thể áp dụng cho bất kỳ loại hình doanh nghiệp nào, và ông còn nói rõ là bạn có thể áp dụng chúng vào cuộc sống của bạn.
Bạn có thể sẽ ngạc nhiên với việc những cuốn sách này đã tạo cảm hứng ra sao, sự thích thú được tạo nên khi biết được rằng thàng công có thể đo được và những bài học của nó được áp dụng một cách có phương pháp.
Cả hai quyển sách này đem lại cho bạn một nền tảng đã được nghiên cứu kỹ cho thành công – nền tảng đã đặt kết quả lên trước uy tín.