Ông Nguyễn Đăng Quang được xếp hạng là tỷ phú USD của thế giới và là người giàu thứ 4 Việt Nam. Đại gia gốc Quảng Trị kín tiếng nhưng có các sản phẩm hiện diện hàng ngày trong mâm cơm gia đình Việt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm thông tin về doanh nhân này nhé!
Tiểu sử Trần Đăng Quang
Khởi nghiệp từ mì gói, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã xây dựng Masan trở thành tập đoàn bán lẻ hàng tiêu dùng hàng đầu tại Việt Nam.
Trong danh sách tỷ phú USD 2019 của tạp chí Forbes công bố mới đây, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang góp mặt với khối tài sản 1,3 tỷ USD. Ông Quang là một trong hai tỷ phú USD mới của Việt Nam cùng với Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 tại Quảng Trị, từng học tập và làm việc ở Đông Âu. Tuy tốt nghiệp đến tiến sĩ ngành vật lý hạt nhân, ông Quang lại khởi nghiệp trong thương trường từ những năm 1990 bằng việc bán mì gói cho người Việt sinh sống tại Nga. Sau một thời gian, ông Quang đã xây dựng được nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.
Từ những năm 2002, các sản phẩm hàng tiêu dùng mang thương hiệu Masan Food của ông Nguyễn Đăng Quang đã có mặt tại Việt Nam. Sản phầm đầu tiên và thành công cho đến tận bây giờ chính là nước tương Chin-su. Sau đó, các mặt hàng như nước mắm, mì gói ăn liền, hạt nêm tiếp tục ghi dấu ấn và chiếm lĩnh thị trường Việt Nam.
Năm 2009, Công ty cổ phần tập đoàn Masan của ông Nguyễn Đăng Quang chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam. Trên thực tế, công ty này là đơn vị quản lý vốn đầu tư và tài sản. Tại thời điểm 2009, công ty chủ yếu quản lý vốn tại hai doanh nghiệp chính là CTCP Thực phẩm Masan Food và Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam Techcombank.
Sau nhiều lần tái cơ cấu, hiện nay, CTCP Tập đoàn Masan đang trực tiếp sở hữu và quản lý ba công ty con đó là: Công ty TNHH MasanConsumerHoldings (nắm 85,7% vốn, kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng như nước mắm, mì gói, nước tương…), Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (nắm 99,9% vốn, kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên, khoáng sản với nòng cốt là mỏ Núi Pháo) và CTCP Masan Nutri-Science (nắm 80,8% vốn, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, chế biến thịt).
Quá trình phát triển của tập đoàn Masan
Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Công việc kinh doanh thuận lợi đã giúp ông Quang xây dựng nhà máy sản xuất với công suất 30 triệu gói mì mỗi tháng và sau đó mở rộng đầu tư sang đậu nành, cá và tương ớt.
Trong lịch sử phát triển của Masan, mì ăn liền có thể xem là anh cả. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang của Tập đoàn Masan được giới truyền thông gọi là “người dạy người Nga dùng mì gói và tương ớt” khi những lô mì gói đầu tiên của ông đã thành công trên thị trường Nga cách đây khoảng 20 năm.
Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chin-su. Sang năm 2003 thì bắt đầu có thêm nước mắm Chin-su. Đến năm 2007, Masan mới bắt đầu đánh chiếm thị trường mì gòi bằng sản phẩm Omachi.
Cuối năm 2015, Masan ký kết đối tác chiến lược với Singha (Singha Asia Holding Pte Ltd) của Thái Lankèm theo tuyên bố sẽ mở rộng thị trường kinh doanh thực phẩm và đồ uống ra các nước ASEAN.
Theo giao dịch giữa hai bên, Masan nhận 1,1 tỷ USD, còn Singha được sở hữu 25% cổ phần Masan Consumer Holdings và 33,3% cổ phần Masan Brewery. Singha cũng là tập đoàn từng dành sự quan tâm tới việc mua cổ phần của Sabeco.
Việc các nhà đầu tư nước ngoài rót một lượng vốn khổng lồ vào Masan không còn lạ nhưng tuyên bố sẽ tiến vào thị trường 250 triệu người tiêu dùng ở các nước “In-land ASEAN” sau ký kết với Singha là điều mới.
Cuối tháng 9/2016, chỉ trong vòng 9 tháng kể từ ngày hợp đồng với Singha được ký, Masan tung sản phẩm nước mắm với tên gọi “Chin-Su Yod Thong” cho thị trường Thái Lan.
Không giống như việc đưa mì gói, tương ớt xuất khẩu vào Nga hàng chục năm trước, việc xuất khẩu Chin-Su Yod Thong vào Thái Lan đồng nghĩa với việc Masan phải đương đầu với hàng trăm sản phẩm cùng loại ở “thủ phủ của nước mắm”.
Ngày 3/10 là ngày đầu tiên Masan bán sản phẩm mắm Chin-Su Yod Thong trên đất Thái sau 7 tháng tìm hiểu khẩu vị, nghiên cứu thị trường.
Bên cạnh trụ cột Masan Consumer, tập đoàn của ông Quang còn có hàng loạt các doanh nghiệp đóng góp vào doanh thu và lợi nhuận của Masan Group như: Masan Resources (với Mỏ Núi Pháo), Masan Agri, Proconco, Vinacafé Biên Hòa, Masan Food (chuyên sản xuất nước chấm, mì gói), Bia Phú Yên…
Dù có quyền lực rất lớn tại “đế chế” Masan nhưng tài sản của doanh nhân kín tiếng Nguyễn Đăng Quang nhiều năm nay vẫn được giới đầu tư cho là khó thống kê. Lý do có lẽ là bởi vì ông đầu tư vào nhiều doanh nghiệp, nắm giữ theo cả kiểu cha-con, liên kết, cho tới mạng lưới đan xen và nắm giữ thông qua những người liên quan như vợ con nhưng ở những doanh nghiệp niêm yết trên sàn thì ông gần như không nằm giữ cổ phiếu nào.
Chia sẻ tại ĐHCĐ thường niên 2017 của Masan, ông Nguyễn Đăng Quang liên tục đưa ra hình tượng của huyền thoại võ thuật Lý Tiểu Long để minh họa cho chiến lược của công ty. Ông Quang cho rằng Lý Tiểu Long không có nhiều lợi thế về sức vóc và cơ bắp nhưng thường chiến thắng bằng cách lựa chọn đúng giá trị của bản thân.
Lãnh đạo Masan cho biết ông rất thích câu nói của nhân vật này: “Chiến binh bất khả chiến bại cũng chỉ là một người bình thường, nhưng họ có sự tập trung cao độ. Hãy luôn là chính bạn, thể hiện bạn thân bạn, có niềm tin vào chính bạn đừng hình tượng hóa một cá nhân thành công nào và cố gắng bắt chước họ”.
Lợi nhuận đến từ tập đoàn Masan
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (mã MSN – HoSE) của đại gia mỳ gói Nguyễn Đăng Quang vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV.2018. Theo đó, trong quý IV vừa qua, MSN đạt hơn 11.557,9 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, doanh thu tài chính giảm mạnh từ 1.045 tỷ đồng xuống còn 142,8 tỷ đồng, đồng thời chi phí tài chính cũng giảm 36%.
Các khoản chi phí khác gồm bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ từ 11-15%, ghi nhận tương ứng 1.404,7 tỷ đồng và 632 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận trước thuế của Masan trong kỳ đạt 1.439,5 tỷ đồng và sau thuế 1.285,4 tỷ đồng, giảm 40% so với cùng kỳ.
Theo giải trình từ Masan, lợi nhuận giảm mạnh do trong quý IV.2017, Masan ghi nhận lãi tài chính 933 tỷ đồng từ việc bán trái phiếu chuyển đổi của Techcombank. Nếu loại bỏ khoản thu nhập một lần này thì lợi nhuận sau thuế quý IV.2018 tăng 6% so với cùng kỳ do doanh thu thuần tăng trưởng 14% nhờ tốc độ tăng doanh thu của Masan Consumer (MCH) và CTCP Tài nguyên Masan (MSR). Đồng thời, tập đoàn đã trả 12.500 tỷ đồng nợ vay trước hạn để giảm chi phí lãi vay.
Lũy kế trong năm 2018, Masan của ông Nguyễn Đăng Quang ghi nhận hơn 38.187,6 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng nhẹ so với năm trước.Trong đó, doanh thu thuần trong nước đạt 31.872,8 tỷ đồng, giảm 2,1% so với năm 2017 trong khi đó doanh thu thuần nước ngoài tăng trưởng 25%.
Lợi nhuận trước thuế của Masan đạt 6243,8 tỷ, tăng gần 51% so với năm liền trước, lãi ròng 5.622 tỷ đồng. Lãi sau thuế cổ đông công ty mẹ đạt 4.916,5 tỷ đồng, tăng trưởng 58% so với năm trước và vượt kế hoạch gần 23%. Lãi cơ bản trên một cổ phiếu (EPS) lên mức 4.561 đồng.
Biên lợi nhuận vượt 322 điểm, tương đương 9,1%. Trong đó, Masan Consumer Holdings (MCH) dẫn đầu tăng trưởng của Tập đoàn, với doanh thu tăng 28,2%.
Tại thời điểm 31.12, tổng tài sản của Masan đạt hơn 64.578,6 tỷ đồng, tăng hơn 1.000 tỷ đồng so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu 34.079,7 tỷ đồng, tăng 68,5% so với đầu năm. Nợ phải trả tăng nhẹ từ 15.533 tỷ lên 15.795,5 tỷ đồng
Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu khoảng 0,89 lần. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng hơn 3.843 tỷ đồng lên 16.193 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của Masan cũng cho thấy, tiền và các khoản tương đương của tập đoàn này giảm từ 7.417 tỷ xuống còn 4.585,9 tỷ đồng; Tỷ lệ vốn chủ sở hữu của Masan trên vốn điều lệ tại Techcombank của ông Hồ Hùng Anh vẫn tiếp tục duy trì tại con số 20%, không thay đổi so với đầu năm.
Với giá trị công ty đạt hơn 90.000 tỷ đồng, Masan Group hiện là một trong 10 doanh nghiệp vốn hóa lớn nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Xét trong số các doanh nghiệp tư nhân, giá trị của Masan chỉ kém Vingroup, VinHomes, Techcombank và lớn hơn nhiều so với Vietjet, Hòa Phát hay Novaland… Chủ tịch tập đoàn là ông Nguyễn Đăng Quang, một đại gia khởi nghiệp từ mỳ gói.
Những định hướng trong tương lai của Mansan
Mở đầu phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên sáng 24/4, ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan (mã chứng khoán: MSN) dành nhiều thời gian chia sẻ về chiến lược trước đây và định hướng phát triển đến năm 2022.
“Masan không hoàn hảo, cũng không phải là người giỏi nhất nên cần thêm những đóng góp từ nhà đầu tư lẫn người tiêu dùng. Con đường đang đi nhiều chông gai, thử thách nhưng chưa giây phút nào chúng tôi hoài nghi về lựa chọn của mình. Thỉnh thoảng có người đồng ý hoặc phản đối, nhưng chúng tôi tin nếu kiên trì bước đi thì sớm muộn mọi người sẽ hiểu”, ông Quang nói.
Trả lời chất vấn của cổ đông về những thông tin bất lợi liên quan đến nước mắm, ông Quang khẳng định điều này không ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh năm 2019 vì hệ thống sản phẩm của công ty tương đối đa dạng. Bên cạnh đó, quá trình cao cấp hoá sản phẩm cũng mới bắt đầu khi tầng lớp trung lưu lẫn chi tiêu cho sinh hoạt đều tăng lên.
Ông Quang cho rằng nguyên nhân hình thành sự cố này xuất phát từ chính việc “Masan không hoàn hảo” và chưa chủ động, cởi mở với truyền thông.
Masan đặt mục tiêu năm nay ngành hàng tiêu dùng vẫn đóng vai trò chủ đạo và “lấy” khoảng 19-21 USD chi tiêu của mỗi người tiêu dùng Việt Nam. Ngành hàng này dự kiến tăng trưởng doanh thu khoảng 21-35% so với năm trước dù mới gặp sự cố và đối mặt rủi ro các phát kiến mới thất bại, chậm chinh phục khách hàng.Tương tự, việc tương ớt Chisun bị thu hồi tại Nhật Bản, ban lãnh đạo công ty cũng cho rằng đây là sự cố không lường trước và được truyền thông chia sẻ quá nhanh.
Kế hoạch doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế phân bổ cho cổ đông công ty năm nay lần lượt là 45.000-50.000 tỷ đồng và 5.000-5.500 tỷ đồng, tương ứng tăng trưởng 18-31% và 44-58% so với năm trước.
Trong tương lai dài hạn, ban lãnh đạo Masan cho biết hai mảnh ghép chiến lược tiếp theo là sản phẩm chăm sóc cá nhân, gia đình và bán lẻ. Đối với chăm sóc cá nhân và gia đình, đây là mảng người Việt dành nhiều chi tiêu nhất nhưng đang bị các công ty nước ngoài thống lĩnh. Trong khi đó, thị trường bán lẻ cũng còn manh mún và chưa đơn vị nào tìm ra đáp án cho câu hỏi nên tập trung vào mô hình truyền thống, hiện đại hay thương mại điện tử.
Masan sẽ kết hợp tất cả mô hình này dựa trên nền tảng các điểm bán hàng sẵn có, kết hợp nền tảng công nghệ vượt trội. Ban lãnh đạo kỳ vọng công ty trong tương lai là hệ sinh thái tiêu dùng độc nhất với các mảng thức ăn – đồ uống, thực phẩm tươi sống, tài chính, năng lượng, y tế, thông tin liên lạc, giáo dục… và tiết kiệm tối thiểu 5% cho người tiêu dùng.
Để tập trung cho kế hoạch này, Masan đề nghị đại hội đồng cổ đông thông qua kế hoạch không chia cổ tức năm nay. Lý giải về điều này, ông Quang cho biết công ty đang cần nguồn lực và phải chắt chiu tài chính để tạo ra giá trị cho tương lai. Ông hứa sẽ cân nhắc việc chia cổ tức khi lượng tiền mặt đủ lớn và ban lãnh đạo không có năng lực sử dụng hiệu quả.
Gia sản khủng của ông Nguyễn Đăng Quang
Dù chưa nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng ông chủ Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã từng được Blomberg vinh danh là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vào đầu năm 2018. Nhiều khả năng, ông Nguyễn Đăng Quang sẽ nhanh chóng lọt vào top tỷ phú USD của Việt Nam trong năm 2018 này.
Theo số liệu thống kê trên sàn chứng khoán, mặc dù là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) nhưng ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan.
Tuy nhiên, ông Quang vẫn được coi là ông chủ thực sự của Masan khi ông Quang là cổ đông chính của công ty Cổ phần Masan (Masan Corp). Theo đó, thông qua Masan Corp, ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group.
Ngoài ra, phu nhân của ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Masan Group. Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN, tương đương 42,415,234 tỷ đồng. Như vậy, thông qua công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có bằng tiến sĩ Vật lý hạt nhân, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu. Hiện ông Quang vẫn giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tập đoàn Masan. Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.
Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mỳ gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chin-su và cũng chính là thời điểm đánh dấu sự có mặt của Masan ở Việt Nam.
Kết thúc năm tài chính 2017, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 37.621 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 11.632 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, MSN ghi nhận doanh thu thuần 26.630 tỷ đồng; giảm 3% so với cùng kỳ, lãi trước thuế tăng gấp 2,67 lần lên 4.804 tỷ đồng. Theo đó, MSN đã thực hiện được 56,65% kế hoạch doanh thu đề ra tại ĐHĐCĐ năm 2018.
Sau 3 quý, tổng tài sản của công ty tăng 2,02%, đạt 64.815 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 20,77% chủ yếu là hàng tồn kho 4.913 tỷ đồng. Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định 18.592 tỷ đồng. Công ty đang có 42.542 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính dài hạn 26.756 tỷ đồng.
Dù chưa nằm trong danh sách tỷ phú USD của Forbes nhưng ông chủ Tập đoàn Masan Nguyễn Đăng Quang đã từng được Blomberg vinh danh là tỷ phú USD thứ 3 của Việt Nam vào đầu năm 2018. Nhiều khả năng, ông Nguyễn Đăng Quang sẽ nhanh chóng lọt vào top tỷ phú USD của Việt Nam trong năm 2018 này.
Theo số liệu thống kê trên sàn chứng khoán, mặc dù là chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (Masan Group, mã: MSN) nhưng ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan.
Tuy nhiên, ông Quang vẫn được coi là ông chủ thực sự của Masan khi ông Quang là cổ đông chính của công ty Cổ phần Masan (Masan Corp). Theo đó, thông qua Masan Corp, ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group.
Ngoài ra, phu nhân của ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Masan Group. Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN, tương đương 42,415,234 tỷ đồng. Như vậy, thông qua công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group.
Ông Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963 ở Quảng Trị, có bằng tiến sĩ Vật lý hạt nhân, có thời gian dài học tập và sinh sống ở Đông Âu. Hiện ông Quang vẫn giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc của Tập đoàn Masan. Ngoài ra, ông còn là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị của Techcombank, Công ty TNHH Khai thác Chế biến khoáng sản Núi Pháo.
Ông Quang bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mỳ gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Đến năm 2002, ông Quang đưa Masan trở về quê nhà bằng việc tung ra thị trường sản phẩm đầu tiên: nước tương Chin-su và cũng chính là thời điểm đánh dấu sự có mặt của Masan ở Việt Nam.
Kết thúc năm tài chính 2017, doanh thu thuần của công ty đạt hơn 37.621 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 11.632 tỷ đồng. Trong 9 tháng đầu năm 2018, MSN ghi nhận doanh thu thuần 26.630 tỷ đồng; giảm 3% so với cùng kỳ, lãi trước thuế tăng gấp 2,67 lần lên 4.804 tỷ đồng. Theo đó, MSN đã thực hiện được 56,65% kế hoạch doanh thu đề ra tại ĐHĐCĐ năm 2018.
Sau 3 quý, tổng tài sản của công ty tăng 2,02%, đạt 64.815 tỷ đồng. Trong đó, tài sản ngắn hạn chiếm 20,77% chủ yếu là hàng tồn kho 4.913 tỷ đồng. Tài sản dài hạn chủ yếu là tài sản cố định 18.592 tỷ đồng. Công ty đang có 42.542 tỷ đồng nợ phải trả, trong đó chủ yếu là vay và nợ thuê tài chính dài hạn 26.756 tỷ đồng.
Điểm trùng hợp thú vị giữa hai tỷ phú Nguyễn Đăng Quang-Hồ Hùng Anh
Bộ đôi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh được biết đến là hai gương mặt thành công trong số những doanh nhân khởi nghiệp tại Đông Âu. Cả hai đều là những doanh nhân tự thân, làm giàu từ ngành hàng tiêu dùng và ngân hàng, thậm chí còn từng có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong hoạt động kinh doanh.
Chia tay tỷ phú Trần Đình Long
Tối 5.3 theo giờ Việt Nam, Tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2019. Theo đó, Việt Nam có thêm 2 tỷ phú USD là ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank và ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch Tập đoàn Masan.
Như vậy, số lượng tỷ phú USD Việt Nam có tên trong danh sách những người giàu nhất Thế giới của Forbes đã đạt con số 5. Trong đó, tỷ phú Phạm Nhật Vượng dẫn đầu với tài sản ròng lên tới 7,8 tỷ USD. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo xếp ở vị trí thứ hai với khối tài sản trị giá 2,3 tỷ USD. Còn tỷ phú Hồ Hùng Anh và Trần Bá Dương xếp đồng hạng ba nhờ sở hữu khối tài sản trị giá 1,7 tỷ USD. Trong khi đó, với tổng tài sản trị giá 1,3 tỷ USD, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang xếp ở vị trí cuối cùng.
Còn ông Trần Đình Long, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Hoà Phát đã không còn xuất hiện trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2019 của Forbes dù ông vẫn sở hữu khối tài sản trị giá 1 tỷ USD tính đến ngày 5.3. Bởi có tên trong danh sách tỷ phú thế giới năm 2019, quy mô tài sản của một cá nhân dựa vào giá cổ phiếu và tỷ giá hối đoái tại ngày 8.2.2019 phải đạt 1 tỷ USD. Đó là thời điểm cổ phiếu HPG của Hoà Phát chưa thể thoát đà “lao dốc”, khiến tài sản chứng khoán của tỷ phú Trần Đình Long “bốc hơi” hàng nghìn tỷ đồng.
Điểm chung thú vị giữa tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và Hồ Hùng Anh
Sau một thời gian dài đạt được nhiều thành công trong hoạt động kinh doanh, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và tỷ phú Hồ Hùng Anh đã trở thành những gương mặt đối với giới đầu tư cũng như truyền thông.
Theo mô tả ban đầu của Forbes, bên cạnh quá trình khởi nghiệp ở Đông Âu, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang và tỷ phú Hồ Hùng Anh còn có nhiều điểm chung khác như đều là doanh nhân tự thân, làm giàu từ ngành hàng tiêu dùng và ngân hàng.
Ngoài ra, hai vị tỷ phú này còn có quan hệ khá gần gũi trên thương trường. Bắt đầu từ thời điểm ông Hồ Hùng Anh sang học tập tại Nga và gặp ông Nguyễn Đăng Quang, cả hai đã dần trở thành những đối tác kinh doanh thân thiết của nhau. Sau khi về nước, 2 doanh nhân này đã tiến hành xây dựng Masan Group với khởi đầu là Masan Food và đầu tư vào ngân hàng Techcombank.
Cụ thể, ông Nguyễn Đăng Quang bắt đầu kinh doanh vào thập niên 1990 sau một thời gian học ở Nga. Ông bán mỳ ăn liền cho cộng đồng người Việt tại Nga, sau đó xây dựng một nhà máy sản xuất 30 triệu gói mỳ mỗi tháng, đồng thời bổ sung thêm các sản phẩm nước tương, nước nắm và tương ớt.
Năm 2001, ông Nguyễn Đăng Quang tập trung kinh doanh tại thị trường trong nước với sản phẩm nổi bật là nước mắm. Sau đó, Masan sở hữu khoảng 30% Techcombank.
Ông Nguyễn Đăng Quang là chủ tịch Masan từ năm 2008 và cũng là phó chủ tịch thứ nhất HĐQT Techcombank từ năm này. Giai đoạn 1995-1998, ông Quang là phó TGĐ Techcombank. Hiện tại, ông Quang là chủ tịch và TGĐ Masan và vẫn là phó chủ tịch Techcombank.
Còn ông Hồ Hùng Anh là thành viên HĐQT Techcombank từ 2004-2005, là phó chủ tịch thứ nhất tại HĐQT Techcombank giai đoạn 2006 – 2008. Từ tháng 5.2008 tới nay, ông Hồ Hùng Anh là Chủ tịch HĐQT Techcombank.
Năm 2004, ông Hồ Hùng Anh được bổ nhiệm làm Phó chủ tịch Công ty CP Đầu Tư Masan và sau đó là Phó Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Masan từ tháng 12.2008 trước khi từ nhiệm vào tháng 4.2018 để tập trung vào công việc tại Techcombank.
Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, dù chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan. Song ông Nguyễn Đăng Quang lại gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN thông qua Công ty CP Masan và Công ty TNHH MTV Tư vấn Xây dựng Hoa Hướng Dương, công ty do Masan Corp sở hữu 100% vốn. Masan Corp và Hoa Hướng Dương đang nắm giữ gần 45% cổ phần của Tập đoàn Masan.
Ngoài ra, ông Lê Đăng Quang còn sở hữu 9.403.176 cổ phiếu TCB của Techcombank và 112.920 cổ phiếu tại công ty Cổ phần Tư vấn Công nghệ, Thiết bị và Kiểm định Xây dựng – CONINCO (CNN). Còn vợ ông Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 3,65% cổ phần MSN.
Trong khi đó, ông Hồ Hùng Anh cùng mẹ, vợ, con trai và em dâu đang nắm giữ 17,02% cổ phần của Techcombank, trị giá hơn 16.000 tỷ đồng cùng với khoảng 1.000 tỷ đồng cổ phiếu Masan Group. Tính cả phần sở hữu gián tiếp qua Masan Corp, tương ứng trên 22.000 tỷ đồng, ông Hồ Hùng Anh và gia đình đang sở hữu cả khối tài sản trị giá gần 40.000 tỷ đồng.