Trước tiên cùng làm rõ định nghĩa môi giới bất động sản là nghề gì?
Nghề môi giới nói chung được hiểu là hoạt động của bên thứ ba với mục đích kết nối, tạo sự thông cảm và thấu hiểu vấn đề giữa các bên với nhau. Họ là những người trung gian giải quyết công việc nào đó giữa 2 bên. Bên cạnh đó nghề môi giới được xác định như một công việc tạo nên nguồn thu nhập sau mỗi thương vụ kết nối thành công. Chính vì thế môi giới được hiểu đúng là công việc tạo ra thu nhập mà đối tượng của nó là các giao dịch, thương vụ kết nối giữa 2 bên.
Đối với môi giới bất động sản
đây là hoạt động môi giới công việc cho người khác mà đối tượng chính là những quyền hạn liên quan đến bất động sản. Trong luật kinh doanh BĐS ở Việt Nam định nghĩa như sau:
“Môi giới bất động sản là hoạt động mà theo đó bên môi giới làm trung gian cho các bên kinh doanh và bên nhận chuyển nhượng, thuê hay mua bất động sản trong việc đàm phán, thực hiện giao dịch, ký kết hợp đồng và nhận khoản thù lao theo thoả thuận hợp đồng môi giới"
Thông tin về bất động sản hay những thông tin liên quan đến bất động sản là cơ sở quan trọng giải quyết nhu cầu của khách hàng quan tâm
Hiểu đúng về vai trò của môi giới bất động sản
Môi giới địa ốc với tư cách là cầu nối trung gian cho các bên thực hiện giao dịch liên quan đến bất động sản có những vai trò cơ bản như sau:
1. Thu thập, cung cấp thông tin về bất động sản và các thông tin có liên quan đến BĐS
Thông tin về bất động sản hay những thông tin liên quan đến bất động sản là cơ sở quan trọng giải quyết nhu cầu của khách hàng quan tâm. Trong đó quyền và lợi ích của các bên trong giao dịch BĐS được đảm bảo. Việc đầu tiên một môi giới địa ốc cần làm chính là thu thập đầy đủ và chính xác mọi thông tin liên quan đến bất động sản. Cụ thể như sau:
- Thông tin về loại hình bất động sản và vị trí của bất động sản
- Thông tin về chính sách, quy hoạch có liên quan đến BĐS
- Diện tích và quy mô của bất động sản
- Đặc điểm, tính chất, chất lượng và công năng sử dụng của nhà đất
- Những thông tin về hạ tầng, dịch vụ kỹ thuật, hạ tầng xã hội có liên quan đến bất động sản
- Vấn đề về pháp lý bao gồm giấy tờ, hồ sơ, quyền sở hữu sử dụng bất động sản cùng các giấy tờ có liên quan khác (lịch sử sở hữu, tạo lập bất động sản, sử dụng BĐS,...)
- Nếu có cần cung cung thông tin hạn chế về quyền sở hữu và quyền sử dụng.
- Cập nhật thông tin giá bán, giá cho thuê hay chuyển nhượng BĐS,...
- Các thông tin có liên quan khác như: phong thuỷ, thiết kế, tư vấn đầu tư,...
Đối với môi giới địa ốc, nhiệm vụ của họ chính là công khai toàn bộ thông tin đã thu thập một cách đầy đủ và chính xác để tạo niềm tin cho khách hàng. Nếu thông tin môi giới cung cấp không chính xác hay có biểu hiện lừa đảo thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
2. Vai trò tư vấn viên cho khách hàng
Phần lớn người dân Việt không có quá nhiều hiểu biết về thị trường bất động sản hay đầu tư bất động sản. Khi phát sinh giao dịch mua bán BĐS nào đó thậm chí họ không biết cần những thủ tục hay giấy tờ gì. Lúc này môi giới sẽ có vai trò tư vấn cho khách hàng (bên bán hoặc bên mua) đặc biệt chú trọng hơn đến bên cầu (bên cần mua BĐS).
Qua tìm hiểu nhu cầu của người mua bất động sản và đối chiếu với bên cung, môi giới địa ốc sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bất động sản tiềm năng, tư vấn về lợi ích mang lại tốt nhất cho khách hàng khi giao dịch bất động sản đó. Những vấn đề môi giới cần tư vấn cho khách hàng gồm: giá cả, vị trí, phân tích tiềm năng tăng giá, kiến trúc,... sao cho phù hợp với yêu cầu mà khách hàng mong muốn.
Môi giới địa ốc sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về bất động sản tiềm năng, tư vấn về lợi ích mang lại tốt nhất cho khách hàng
Cụ thể như: khách A đang có nhu cầu mua nhà riêng môi giới sẽ tìm hiểu thông tin và tư vấn cho ông A về giá cả, khu vực phù hợp, tiện ích, khả năng tăng giá trong tương lai, thiết kế kiến trúc, phong thuỷ hợp cung mệnh và các thủ tục hoàn tất giao dịch,...
3. Vai trò là cầu nối giữa cung - cầu bất động sản
Môi giới địa ốc sẽ có vai trò thu thập thông tin từ người bán hay nắm bắt nhu cầu của người mua sau đó kết nối cung - cầu thích hợp với nhau. Tuy nhiên không đơn giản công việc của họ chỉ là giúp cầu tìm gặp cung mà họ chính là người giúp đỡ để 2 bên hoàn thành giao dịch tốt nhất. Tài sản bất động sản có giá trị lớn nên các vấn đề liên quan đến giao dịch, giấy tờ pháp lý cần sự cẩn trọng cao. Đã liên quan đến pháp luật nên đòi hỏi ở người mua và người bán mức độ hiểu biết nhất định.
Môi giới địa ốc sẽ có vai trò thu thập thông tin từ người bán hay nắm bắt nhu cầu của người mua sau đó kết nối cung - cầu thích hợp với nhau
4. Vai trò làm tăng lượng giao dịch bất động sản cho thị trường
Từ chức năng của dịch vụ môi giới địa ốc chúng ta có thể thấy được rằng, môi giới là cầu nối cho cung - cầu bất động sản gặp được nhau thông qua những thông tin thu thập được để giải quyết vấn đề liên quan đến BĐS. Nhờ môi giới, cung - cầu gặp nhau một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường BĐS hoạt động ổn định hay trở nên sôi động hơn.
5. Môi giới mở ra kênh thị trường công khai, minh bạch về địa ốc giúp thị trường BĐS phát triển ổn định, bền vững.
Hoạt động môi giới chuyên nghiệp cần có trách nhiệm cao đối với việc mình làm. Đặc biệt đạo đức nghề nghiệp được đặt lên hàng đầu. Những thông tin môi giới cung cấp cho khách hàng phải đầy đủ, chính xác, công khai và minh bạch rõ ràng. Điều này góp phần tạo nên thị trường địa ốc nói chung phát triển ổn định, lành mạnh và hiệu quả hơn. Khi mọi thông tin được công khai minh bạch sẽ tạo tiền đề giúp việc thực hiện giao dịch hợp pháp, tránh tình trạng ứ đọng giao dịch ngâm trên thị trường.
Vì thế vai trò của môi giới vô cùng quan trọng cho sự phát triển chung của thị trường địa ốc theo hướng bền vững, hiệu quả. Phát huy tốt vai trò trong sự phát triển chung của nền kinh tế quốc dân.
Vai trò của môi giới vô cùng quan trọng cho sự phát triển chung của thị trường địa ốc
6. Môi giới với vai trò giúp Nhà nước hoàn thiện hoạt động quản lý nói chung và quản lý thị trường BĐS nói riêng
Nhờ hoạt động của các công ty kinh doanh địa ốc và môi giới BĐS đã góp phần hoàn thiện pháp lý cho hoạt động quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS. Hoạt động môi giới BĐS thuộc lĩnh vực kinh doanh BĐS, đây cũng là nơi phát sinh và bộc lộ rõ ràng những xung đột lợi ích của các đối tượng tham gia thị trường. Môi trường pháp lý thiếu chặt chẽ và hiệu lực thì mâu thuẫn sẽ phát sinh dày đặc hơn dẫn đến hậu quả là những đổ vỡ trên thị trường.