Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 2368/QĐ-BGTVT
|
Hà Nội, ngày 29 tháng 7 năm 2016
|
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT NHÓM CẢNG BIỂN BẮC TRUNG BỘ (NHÓM 2) GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 năm 2014;
- Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005;
ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
- Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP
ngày 11 tháng 01 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điểm của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP;
ngày 24 năm 6 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Xét Tờ trình số 4852/TTr-CHHVN ngày 25 tháng 11 năm 2015; Văn bản số 2547/CHHVN-KHĐT
ngày 23 tháng 6 năm 2016 của Cục Hàng hải Việt Nam tiếp thu, giải trình các ý kiến của thành viên Hội đồng thẩm định kèm theo hồ sơ quy hoạch hoàn chỉnh; Biên bản Hội đồng thẩm định tháng 6 năm 2016 về Điều chỉnh quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Bắc Trung bộ (Nhóm 2) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;
- Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng thẩm định và Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH
Phạm vi quy hoạch là các cảng biển thuộc các tỉnh khu vực Bắc Trung bộ: Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh. Phạm vi phục vụ bao gồm các tỉnh trên và một số tỉnh phía Bắc, trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển cảng biển đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, đồng thời tạo động lực thúc đẩy phát triển mạnh các khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển gồm Khu kinh tế Nghi Sơn, Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và Khu kinh tế Vũng Áng.
- Phát triển các bến cảng tổng hợp tại cảng Nghi Sơn, Cửa Lò, Vũng Áng thành các bến cảng đầu mối đáp ứng nhu cầu vận tải biển khu vực nội vùng, nội Á và là các bến cảng vệ tinh đối với cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Vũng Tàu; các bến cảng chuyên dùng có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp cho các khu công nghiệp.
- Chú trọng sự kết nối liên hoàn giữa cảng biển Nhóm 2 với mạng giao thông quốc gia và hành lang Đông - Tây, đặc biệt với Lào qua các Quốc lộ 217, Quốc lộ 7, Quốc lộ 8, Quốc lộ 12A.
- Tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển phù hợp, ổn định các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa trên quan điểm không làm ảnh hưởng đến các quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường, đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, nhằm giảm chi phí đầu tư, chi phí vận tải đường biển, góp phần giảm áp lực vận tải và kiểm soát tải trọng phương tiện giao thông trên đường bộ.
- Cỡ tàu theo quy hoạch (tấn trọng tải) để làm cơ sở đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng công cộng cảng biển, không là cơ sở để không cho phép tàu có trọng tải lớn hơn hành hải trên luồng và ra, vào cảng. Các tàu có trọng tải lớn hơn nhưng có thông số kỹ thuật phù hợp với khả năng tiếp nhận của cầu cảng, phù hợp chuẩn tắc kỹ thuật của luồng tàu (bề rộng, chiều sâu, tĩnh không...), đảm bảo điều kiện an toàn đều được cấp phép ra, vào cảng.
- Việc đầu tư xây dựng, nâng cấp cầu bến phải gắn liền với đầu tư xây dựng các công trình phụ trợ (kho hàng, bãi...) và đầu tư trang thiết bị bốc dỡ đồng bộ, phù hợp với cỡ tàu tiếp nhận, đảm bảo công suất thiết kế của cảng.
2. Mục tiêu, định hướng phát triển
a) Mục tiêu chung:
Phát triển cảng biển Bắc Trung bộ (Nhóm 2) đồng bộ, hài hòa giữa các bến tổng hợp và các bến cảng chuyên dùng để kịp thời đáp ứng cho sự hình thành và phát triển của các khu kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, các cơ sở công nghiệp tập trung ngành điện, khai khoáng, lọc hóa dầu trong khu vực; kết hợp thu hút và đáp ứng một phần nhu cầu vận tải biển một số tỉnh của Lào và Thái Lan.
b) Mục tiêu cụ thể:
Bảo đảm thông qua cảng lượng hàng các giai đoạn quy hoạch như sau:
- Khoảng từ 107 đến 141 triệu tấn/năm vào năm 2020, trong đó lượng hàng tổng hợp từ 15,8 đến 19,5 triệu tấn/năm.
- Khoảng từ 179 đến 238 triệu tấn/năm vào năm 2030, trong đó lượng hàng tổng hợp từ 32,0 đến 43,2 triệu tấn/năm.
- Trong đó tập trung phát triển ba bến cảng tổng hợp chính là bến cảng Nghi Sơn, bến cảng Cửa Lò, bến cảng Vũng Áng, tạo động lực phát triển các khu kinh tế ven biển thuộc ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh.
1. Quy hoạch chi tiết các cảng trong nhóm
a) Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa): Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến cảng Nam Nghi Sơn, Bắc Nghi Sơn và khu bến Hòn Mê.
Lượng hàng thông qua dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 32,7 đến 38,7 triệu tấn/năm; năm 2030 khoảng từ 56,4 đến 65,6 triệu tấn/năm. Trong đó, riêng công ten nơ dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 40 đến 80 ngàn TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 110 đến 180 ngàn TEU/năm.
Quy hoạch chi tiết các khu bến chức năng chính như sau:
- Khu bến cảng Nam Nghi Sơn: khu bến tổng hợp, công ten nơ, có bến chuyên dùng, tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 16,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 27,6 triệu tấn/năm vào năm 2030. Bao gồm:
+ Bến cảng tổng hợp (bao gồm cả hàng rời, sản phẩm thép): Thông qua dự kiến đạt 12,25 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 19,5 triệu tấn/năm vào năm 2030. Giai đoạn đến 2020, đầu tư xây mới các bến tổng hợp số 6, số 7 và 04 bến sản phẩm thép.
+ Bến cảng công ten nơ: Phát triển có điều kiện, phù hợp nhu cầu, năng lực của nhà đầu tư, đảm bảo tính khả thi.
+ Bến cảng Trung tâm điện lực Nghi Sơn (gồm Nhà máy Nghi Sơn 1 và 2): thông qua dự kiến đạt 4,2 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 8,1 triệu tấn/năm vào năm 2030.
- Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn: Là khu vực tập trung các bến chuyên dùng của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn, bến chuyên dùng của các nhà máy trong khu công nghiệp, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt 21,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 36,5 triệu/tấn vào năm 2030. Bao gồm:
+ Bến cảng nhà máy lọc hóa dầu: Năng lực thông qua dự kiến đạt 17,5 triệu tấn/năm vào năm 2020 và khoảng 32,5 triệu tấn/năm vào năm 2030 (tính cả lượng dầu thô nhập từ SPM ngoài khơi).
+ Bến cảng nhà máy xi măng Nghi Sơn: Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 4,0 triệu tấn/năm.
- Khu bến đảo Hòn Mê ngoài khơi cảng Nghi Sơn gồm có: (i) Khu nhập dầu thô cho nhà máy lọc hóa dầu (SPM) tiếp nhận tàu dầu trọng tải từ 200.000 đến 400.000 tấn; (ii) Khu chuyển tải than và hàng hóa xuất nhập khẩu cho tàu trọng tải lớn vượt khả năng tiếp nhận của luồng cào cảng Nam Nghi Sơn.
- Khu bến Lệ Môn, Quảng Châu, Quảng Nham: là các bến cảng tổng hợp địa phương (loại II), có bến chuyên dùng tiếp nhận tàu trọng tải đến 1.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 0,75 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 1,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.
b) Cảng biển Nghệ An: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I), gồm các khu bến Nam Cửa Lò, Bắc Cửa Lò và khu bến cảng chuyên dùng Đông Hồi. Trong đó:
- Khu bến Nam Cửa Lò: Là khu bến tổng hợp kết hợp công ten nơ, gồm 4 bến cảng hiện hữu tiếp nhận tàu trọng tải 10.000 tấn; phát triển các bến phía hạ lưu (2 đến 4 bến) tiếp nhận tàu trọng tải đến 20.000 tấn; bến cảng phía bờ đối diện phát triển có điều kiện, phù hợp với năng lực, nhu cầu, tiến trình đầu tư khu kinh tế Đông Nam Nghệ An và phát triển kinh tế khu vực. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2020; khoảng 15 triệu tấn/năm vào năm 2030.
- Khu bến Bắc Cửa Lò: Là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 10.000 đến 70.000 tấn (tùy thuộc vào nhu cầu và năng lực nhà đầu tư). Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 6,25 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 8,0 triệu tấn/năm vào năm 2030. Bao gồm:
+ Bến chuyên dùng xăng dầu: Cho tàu có trọng tải đến 30.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 0,75 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 1,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2030.
+ Bến chuyên dùng xi măng, clinker: cho tàu có trọng tải 10.000 tấn đến 70.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt khoảng 5,5 triệu tấn/năm vào năm 2020 và 6,5 triệu tấn/năm trong giai đoạn 2030.
+ Bến tổng hợp kết hợp công ten nơ: Cho tàu trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn, phát triển phụ thuộc vào tiến trình phát triển khu kinh tế, nhu cầu và năng lực Nhà đầu tư.
- Khu bến Đông Hồi: Khu bến cảng chuyên dùng có bến tổng hợp phục vụ trực tiếp các cơ sở công nghiệp thuộc khu công nghiệp Đông Hồi (Nghệ An), tiếp nhận tàu có trọng tải từ 30.000 đến 50.000 tấn vào làm hàng. Đáp ứng lượng hàng thông qua theo nhu cầu và năng lực đầu tư khu công nghiệp Đông Hồi.
- Khu bến Bến Thủy, Cửa Hội: Có chức năng là khu bến cảng tổng hợp địa phương có bến chuyên dùng, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn, đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 0,75 triệu tấn/năm vào năm 2020. Khu bến Bến Thủy sẽ dần chuyển đổi công năng thành khu bến dịch vụ du lịch của địa phương và phao neo Nghi Hương giảm dần tiến tới ngừng khai thác sau năm 2025.
c) Cảng biển Hà Tĩnh: Là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại I) gồm khu bến Vũng Áng và khu bến Sơn Dương. Trong đó:
- Khu bến cảng Vũng Áng: Có chức năng là khu bến bến tổng hợp, công ten nơ, có bến chuyên dùng. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 18,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 29,7 triệu tấn/năm vào năm 2030. Bao gồm:
+ Bến cảng tổng hợp và công ten nơ: Giữ vai trò trung tâm của khu bến cảng, tiếp nhận tàu có trọng tải đến 50.000 tấn, tàu chở công ten nơ đến 4.000 TEU vào làm hàng. Năng lực thông qua dự kiến khoảng 9,0 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 19,7 triệu tấn/năm vào năm 2030.
+ Bến chuyên dùng xăng dầu: Tiếp nhận tàu có trọng tải đến 15.000 tấn, thông qua dự kiến 1,0 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 1,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.
+ Bến chuyên dùng cho các nhà máy nhiệt điện: Tiếp nhận tàu chở than có trọng tải đến 120.000 tấn. Năng lực thông qua dự kiến đạt 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, khoảng 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2030.
- Khu bến cảng Sơn Dương: Là khu bến chuyên dùng có bến tổng hợp phục vụ chủ yếu cho các cơ sở công nghiệp sau cảng như luyện kim, lọc hóa dầu, khai khoáng..., có thể đáp ứng cho tàu trọng tải đến 300.000 tấn; hình thành các bến tổng hợp, công ten nơ khi các bến tổng hợp, công ten nơ tại Vũng Áng đã phát triển hết công suất. Nghiên cứu bố trí cảng trung chuyển than cho tàu 100.000 đến 200.000 tấn phục vụ các trung tâm nhiệt điện tại khu vực. Năng lực thông qua cảng Sơn Dương dự kiến đạt khoảng 63 triệu tấn/năm vào năm 2020 và đạt khoảng 108 triệu tấn/năm vào năm 2030.
- Bến cảng Xuân Hải: Là bến cảng tổng hợp địa phương, tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải từ 1.000 đến 2.000 tấn vào làm hàng. Đáp ứng lượng hàng thông qua dự kiến khoảng 0,5 triệu tấn/năm đến năm 2030.
- Bến cảng Cửa Sót (Thạch Khê): Khu bến cảng chuyên dùng tiềm năng phục vụ công nghiệp khai khoáng khi có yêu cầu.
- Bến cảng xăng dầu Xuân Giang: Tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn.
(Chi tiết về dự báo lượng hàng thông qua cảng; quy mô, chức năng, công suất từng bến cảng trong nhóm tại Phụ lục và hồ sơ quy hoạch kèm theo Quyết định này).
2. Quy hoạch phát triển luồng vào cảng
- Luồng vào khu bến Nam Nghi Sơn: Khai thác hiệu quả tuyến luồng hiện hữu, đảm bảo cho tàu 30.000 tấn và cỡ tàu lớn hơn phù hợp với thông số kỹ thuật luồng tàu. Đầu tư mới vũng quay tàu dùng chung tại địa điểm trước bến số 4 và số 5. Các giai đoạn tiếp theo sẽ căn cứ vào thực tế phát triển của cảng, lượng hàng hóa và đội tàu đến cảng để nghiên cứu nâng cấp, mở rộng luồng tàu.
- Luồng vào khu bến Nam Cửa Lò: Khai thác hiệu quả tuyến luồng hiện hữu, đảm bảo cho tàu 10.000 tấn và tàu có trọng tải lớn hơn phù hợp với thông số kỹ thuật của luồng tàu; tiếp tục nghiên cứu, triển khai đầu tư nâng cấp, mở rộng luồng cho tàu có trọng tải lớn hơn để đáp ứng nhu cầu khai thác cảng.
- Luồng vào khu bến Vũng Áng: Khai thác hiệu quả tuyến luồng hiện hữu cho tàu 40.000 tấn và tàu có trọng tải lớn hơn phù hợp với thông số kỹ thuật của luồng tàu. Nghiên cứu phát triển luồng tàu, đê chắn sóng theo quy hoạch trên cơ sở thực tế phát triển của cảng.
3. Định hướng đối với hạ tầng giao thông kết nối
- Đường bộ: Khai thác hiệu quả các tuyến đường bộ đã được đầu tư nâng cấp, mở rộng: Quốc lộ 1, Quốc lộ 217, Nghi Sơn - Bãi Trành, Quốc lộ 8, Quốc lộ 12A, 12C; Thực hiện đầu tư nâng cấp, mở rộng và tổ chức khai thác hiệu quả các tuyến kết nối cảng biển: Nghi Sơn - Thọ Xuân, Quốc lộ 7 và các tuyến nối với bến cảng Cửa Lò;
- Đường thủy nội địa: Khai thác hiệu quả tuyến vận tải ven biển kết nối tới các cảng biển; tuyến sông Lam kết nối với bến cảng Bến Thủy và bến cảng Cửa Lò theo cấp kỹ thuật đã được quy hoạch.
- Đường sắt: Nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Vũng Áng - Tân Ấp - Mụ Giạ kết nối bến cảng Vũng Áng.
4. Các dự án ưu tiên giai đoạn đến năm 2020
- Đầu tư mới vũng quay tàu trước bến số 4, số 5 khu bến Nam Nghi Sơn.
- Nâng cấp tuyến luồng vào bến cảng Cửa Lò Giai đoạn 2.
- Nghiên cứu đầu tư nối dài tuyến đê chắn sóng hiện hữu tại khu bến Vũng Áng.
1. Giải pháp quản lý thực hiện quy hoạch
- Đẩy mạnh xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cảng biển bằng các hình thức PPP (BOT, BTO...). Tăng cường xúc tiến đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển cảng biển bằng các hình thức theo quy định; khuyến khích các nhà đầu tư thuộc khu kinh tế, khu công nghiệp tham gia đầu tư cơ sở hạ tầng cảng biển và cơ sở hạ tầng kết nối cảng.
- Nguồn vốn ngân sách chỉ đầu tư cho các hạng mục cơ sở hạ tầng công cộng (luồng tàu, đê chắn sóng...) của cảng biển, bến cảng quan trọng. Việc đầu tư bến cảng theo quy hoạch được thực hiện theo hình thức xã hội hóa. Các bến cảng do Nhà đầu tư đề xuất sẽ do Nhà đầu tư chịu trách nhiệm về nguồn vốn, hiệu quả đầu tư hạ tầng bến cảng và hạ tầng kết nối cảng.
- Trường hợp Nhà đầu tư đề xuất được đầu tư cầu cảng, bến cảng với quy mô lớn hơn (về trọng tải tàu tiếp nhận) so với quy hoạch, Bộ Giao thông vận tải chấp thuận trên cơ sở xem xét cụ thể loại hàng, chủng loại tàu vào làm hàng tại cảng nhưng không làm thay đổi công năng cảng; đồng thời, Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về hiệu quả đầu tư của dự án.
- Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong quản lý đầu tư và hoạt động khai thác bến cảng theo hướng đơn giản hóa và hội nhập quốc tế. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện quy hoạch.
- Lưu ý dành quỹ đất thích hợp phía sau cảng để xây dựng trung tâm phân phối hàng hóa với chức năng đầu mối logistics.
- Quy hoạch chi tiết xây dựng bến cảng cần quy hoạch cơ sở làm việc của cảng vụ hàng hải, các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại các khu cảng mới để đảm bảo việc quản lý nhà nước tại các cảng được thuận lợi, hiệu quả.
2. Giải pháp đối với các bến phao, khu chuyển tải
- Các bến phao, điểm chuyển tải hàng hóa theo quy hoạch: Được quy hoạch, tổ chức quản lý quy hoạch và được khuyến khích đầu tư, khai thác ổn định, lâu dài, phù hợp quy hoạch chung của cảng như đối với các cầu cảng, bến cảng.
- Các bến phao, điểm chuyển tải tạm thời: Không được quy hoạch, chỉ được cấp phép hoạt động trong thời gian nhất định, tối đa không quá 5 năm và chỉ khi các cầu, bến cảng, bến phao, điểm chuyển tải theo quy hoạch tại khu vực chưa đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hóa thực tế. Chủ đầu tư các bến phao phải dừng hoạt động và thu hồi các bến phao khi hết thời hạn hoạt động.
-
1. Cục Hàng hải Việt Nam
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan công bố và quản lý thực hiện quy hoạch được duyệt.
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ban, ngành các tỉnh, thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu cho Bộ Giao thông vận tải trong việc thỏa thuận đầu tư dự án xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cầu cảng, bến cảng.
- Chủ trì thẩm định, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định việc cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy mô, chức năng, tiến độ thực hiện các cầu, bến cảng.
- Đối với các cảng, bến cảng tiềm năng: Căn cứ nhu cầu thực tế, theo đề xuất của Nhà đầu tư và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Cục Hàng hải Việt Nam tổng hợp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, quyết định.
- Nghiên cứu, đề xuất cơ chế cụ thể để quản lý, khai thác bến phao, khu neo chuyển tải hoạt động dài hạn, tạm thời.
- Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan, tổ chức kiểm tra tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển, đề xuất xử lý các dự án không tuân thủ quy hoạch; định kỳ hàng năm báo cáo Bộ tổng kết tình hình triển khai thực hiện quy hoạch.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Chỉ đạo việc lập các quy hoạch của địa phương phù hợp quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển được duyệt; trên cơ sở đó, tổ chức quản lý chặt chẽ quỹ đất xây dựng cảng; bố trí quỹ đất theo quy hoạch để phát triển đồng bộ cảng và hạ tầng kết nối với cảng, khu dịch vụ hậu cảng, dịch vụ hàng hải đảm bảo điều kiện hoạt động thuận lợi cho các cảng biển.
- Trước khi cấp vùng đất, vùng nước khu vực quy hoạch đầu tư xây dựng cảng biển, bến cảng, cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu tư xây dựng cảng, đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải để Bộ tham gia ý kiến về các nội dung liên quan đến quy hoạch cảng (công năng, quy mô, thời điểm, tiến độ đầu tư) theo quy định, đồng thời phối hợp chặt chẽ với địa phương trong công tác quản lý thực hiện quy hoạch.
- Chỉ đạo cơ quan chức năng của địa phương phối hợp chặt chẽ với Cục Hàng hải Việt Nam trong quá trình lập, thẩm định, trình duyệt quy hoạch chi tiết các khu bến cảng; báo cáo Bộ Giao thông vận tải việc cập nhật, bổ sung hoặc điều chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển, bến cảng theo quy định.
-
|
BỘ TRƯỞNG
Trương Quang Nghĩa
|
(Kèm theo Quyết định số 2368/QĐ-BGTVT ngày 27 tháng 8 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
Đơn vị: Triệu tấn
TT
|
Tên cảng
|
Dự báo đến năm 2020
|
Dự báo đến năm 2030
|
Hàng chuyên dùng
|
Hàng tổng hợp
|
Hàng công ten nơ
|
Hàng trung chuyển
|
Tổng cộng
|
Hàng chuyên dùng
|
Hàng tổng hợp
|
Hàng công ten nơ
|
Hàng trung chuyển
|
Tổng cộng
|
|
TỔNG NHÓM 2
|
120,7
|
13,85
|
6,15
|
-
|
140,7
|
193,8
|
28,2
|
16,0
|
-
|
238
|
I
|
Cảng biển Nghi Sơn (Thanh Hóa) - là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I
|
33,7
|
3,5
|
1,0
|
0,5
|
38,7
|
55,6
|
6,75
|
2,25
|
1,0
|
65,6
|
1
|
Khu bến Nam Nghi Sơn
|
12,45
|
3,0
|
1,0
|
|
16,45
|
19,60
|
5,75
|
2,25
|
-
|
27,60
|
2
|
Khu bến Bắc Nghi Sơn
|
21,5
|
-
|
-
|
-
|
21,5
|
36,50
|
-
|
-
|
-
|
36,50
|
3
|
Khu bến Lễ Môn, Quảng Châu
|
0,25
|
0,5
|
-
|
-
|
0,75
|
0,5
|
1,0
|
-
|
-
|
1,5
|
II
|
Cảng biển Nghệ An (là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I)
|
13,5
|
3,98
|
2,03
|
0,5
|
20,00
|
18,0
|
10,0
|
5,0
|
1,2
|
34,20
|
1
|
Khu bến Nam Cửa Lò
|
-
|
3,48
|
2,03
|
-
|
5,5
|
-
|
10,0
|
5,0
|
-
|
15,0
|
2
|
Khu bến Bắc Cửa Lò
|
6,25
|
-
|
-
|
-
|
6,25
|
8,0
|
-
|
-
|
-
|
8,0
|
3
|
Khu bến Đông Hồi
|
7,50
|
-
|
-
|
-
|
7,50
|
11,20
|
-
|
-
|
-
|
11,20
|
4
|
Khu bến Bến Thủy, Cửa Hội
|
0,25
|
0,5
|
-
|
-
|
0,75
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
III
|
Cảng biển Hà Tĩnh (là cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I)
|
72,0
|
6,38
|
3,13
|
0,5
|
82,0
|
117,0
|
11,45
|
8,75
|
1,0
|
138,20
|
1
|
Khu bến Vũng Áng
|
9,5
|
5,88
|
3,13
|
-
|
18,5
|
10,0
|
10,95
|
8,75
|
-
|
29,7
|
2
|
Khu bến Sơn Dương
|
63
|
-
|
-
|
-
|
63
|
108,0
|
-
|
-
|
-
|
108
|
3
|
Khu bến Xuân Hải
|
-
|
0,5
|
-
|
-
|
0,5
|
-
|
0,5
|
-
|
-
|
0,5
|
ngày 29 tháng 7 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ GTVT)
TT
|
Danh mục cảng/ Bến cảng
|
Hiện trạng
|
Quy hoạch
|
Số lượng cầu cảng/ Tổng chiều dài cầu cảng
|
Cỡ tàu cập (tấn)
|
Diện tích (ha)
|
Công năng - Phân loại
|
Đến 2020
|
Đến 2030
|
Công suất (Tr.tấn/năm)
|
Cỡ tàu(tấn)
|
Số lượng cầu cảng/ Tổng chiều dài cầu cảng
|
Diện tích chiếm đất (ha)
|
Công suất (Tr.tấn/năm)
|
Cỡ tàu(tấn)
|
Số lượng cầu cảng/ Tổng chiều dài cầu cảng
|
Diện tích chiếm đất (ha)
|
I
|
Cảng biển ThanhHóa
|
|
-
|
-
|
Tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực loại I
|
ngày 26/5/2010 về việc: “Phê duyệt QHCT Cảng biển Nghi Sơn - Thanh Hóa giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”
|
1
|
Khu bến cảng Nam Nghi Sơn
|
-
|
-
|
-
|
Tổng hợp, Container có chuyên dùng
|
16,5
|
10 ÷ 50 (3.000 ÷ 4.000 TEU)
|
12 bến
|
|
27,5
|
10 ÷ 50 (3.000 ÷ 4.000 TEU)
|
13 bến
|
|
1.1
|
Bến cảng tổng hợp (bao gồm hàng rời, sản phẩm thép)
|
-
|
-
|
-
|
TH
|
12,25
|
10÷50
|
11/2.710
|
-
|
19,50
|
10 ÷ 50
|
11/2.710
|
-
|
-
|
Cầu cảng số 1 - PTSC
|
01/165
|
20.000
|
36,8
|
nt
|
1,57
|
10.000
|
01/165
|
36,8
|
1,57
|
10.000
|
01/165
|
36,8
|
-
|
Cầu cảng số 2 - PTSC
|
01/225
|
50.000
|
nt
|
30.000
|
01/225
|
30.000
|
01/225
|
-
|
Cầu cảng số 3&4 - Đại Dương
|
02/465
|
30.000
|
23,2
|
nt
|
3,0
|
30.000
|
02/465
|
23,2
|
3,0
|
30.000
|
02/465
|
23,2
|
-
|
Cầu cảng số 5 - ĐạiDương
|
01/210
|
30.000
|
-
|
nt
|
1,5
|
30.000
|
01/210
|
-
|
1,5
|
30.000
|
01/210
|
-
|
-
|
Cầu cảng quy hoạch khác
|
Chưa XD
|
nt
|
6,18
|
30.000
|
06/-
|
-
|
13,43
|
30.000
|
06/-
|
-
|
1.2
|
Bến cảng công ten nơ
|
Chưa XD
|
Công ten nơ
|
-
|
30 ÷ 50 (3.000 ÷ 4.000 TEU)
|
-
|
-
|
|
30 ÷ 50 (3.000 ÷ 4.000 TEU)
|
1/-
|
37/500
|
1.3
|
Bến cảng nhà máyNhiệt điện Nghi Sơn
|
-
|
-
|
-
|
CD
|
4,2
|
5 ÷ 30
|
1/-
|
-
|
8,1
|
5 ÷ 30
|
1/-
|
-
|
-
|
Cầu cảng Than - NĐNS1
|
01/130
|
5.000
|
-
|
nt
|
-
|
5.000
|
01/130
|
-
|
-
|
5.000
|
01/130
|
-
|
-
|
Cấu cảng dầu HFO - NĐNS1
|
01/124
|
3.000
|
3.000
|
01/124
|
3.000
|
01/124
|
-
|
Cầu cảng quy hoạch khác
|
Chưa XD
|
nt
|
-
|
30.000
|
- /-
|
-
|
-
|
30.000
|
- /-
|
-
|
2
|
Khu bến cảng Bắc Nghi Sơn
|
-
|
-
|
-
|
CD
|
21,5
|
30 ÷ 50
|
7/-
|
-
|
36
|
30 ÷ 50
|
9/--
|
--/--
|
2.1
|
Bến cảng nhà máy lọc hóa dầu
|
Chưa XD
|
nt
|
17,5
|
30 ÷ 50
|
6 ÷ 8
|
-
|
36
|
30 ÷ 50
|
6 ÷ 8
|
|
2.2
|
Bến cảng nhà máyXM Nghi Sơn
|
01/187
|
37.000
|
-
|
nt
|
4,0
|
30
|
1/-
|
-
|
|
30 ÷ 50
|
1/-
|
|
3
|
Khu bến Đảo Mê
|
-
|
-
|
-
|
Nhập dầu thô, chuyển than
|
-
|
> 100 (bến SPM)
|
-
|
-
|
-
|
> 100 (bến SPM)
|
-
|
-
|
3.1
|
SPM nhập dầu thô
|
01/-
|
400.000
|
-
|
CD
|
-
|
400.000
|
01/-
|
-
|
-
|
400.000
|
01/-
|
-
|
3.2
|
Điểm chuyển tải
|
02/-
|
180.000
|
-
|
CD
|
-
|
180.000
|
02/-
|
-
|
-
|
180.000
|
02/-
|
-
|
4
|
Bến cảng Lệ Môn
|
02/203
|
1.000
|
-
|
Tổng hợp địa phương
|
0,75
|
1
|
2/218
|
7.5/218
|
-
|
1
|
2/218
|
7,5/218
|
5
|
Bến cảng Quảng Châu
|
Chưa XD
|
Tổng hợp địa phương
|
-
|
1
|
5/500
|
11,3/500
|
1.5
|
1
|
5/500
|
11,3/500
|
II
|
Cảng biển Nghệ An
|
|
|
|
Tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực loại I
|
|
1
|
Khu bến Nam Cửa Lò
|
Đã XD (4 bến)
|
10
|
10
|
Tổng hợp, công ten nơ
|
5,5
|
20
|
6 ÷ 8/--
|
-/-
|
15
|
20
|
8 ÷ 12/--
|
-/-
|
1.1
|
Bến số 1 ÷ 4
|
04/656
|
10.000
|
-
|
TH
|
2,5
|
10.000
|
04/656
|
-
|
2,5
|
10.000
|
04/656
|
-
|
1.2
|
Các bến quy hoạch khác
|
Chưa XD
|
TH
|
3,5
|
20.000
|
2 - 4/--
|
-
|
12,5
|
20.000
|
8 ÷ 12/--
|
-
|
2
|
Khu bến Bắc Cửa Lò
|
Chưa XD
|
Chuyên dùng có bến tổng hợp, công ten nơ
|
6,3
|
70
|
2/-
|
-
|
8,0
|
70
|
-/-
|
-/-
|
3
|
Khu bến Đông Hồi
|
Chưa XD
|
Chuyên dùng có bến tổng hợp
|
7,5
|
30÷50
|
-/-
|
-/-
|
11,2
|
30÷50
|
-/-
|
-/-
|
4
|
Bến cảng Bến Thủy, Cửa Hội
|
03/102
|
1.500
|
-
|
Tổng hợp địa phương có bến chuyên dùng
|
0,75
|
1 ÷ 3
|
4/126 + phao neo
|
9,7/126
|
Chuyển đổi công năng các bến tổng hợp và ngừng hoạt động phao neo chuyển tải xăng dầu Nghi Hương sau năm 2025
|
III
|
Cảng biển Hà Tĩnh
|
|
|
|
Tổng hợp quốc gia đầu mối khu vực loại I
|
Chi tiết không gian quy hoạch cảng biển Sơn Dương - Vũng Áng tuân theo Quyết định số 137/QĐ-BGTVT
ngày 17/01/2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải
|
1
|
Khu bến cảng Vũng
Áng
|
|
|
|
Tổng hợp, công ten nơ có bến chuyên dùng
|
18,5
|
-
|
-
|
-
|
29,7
|
-
|
-
|
-
|
1.1
|
Bến cảng tổng hợp
|
|
|
|
Tổng hợp
|
6,5 ÷ 7,0
|
50.000
|
6/-
|
-/-
|
10,0
|
50
|
6/-
|
-/-
|
-
|
Bến số 1 & 2
|
02/455
|
50.000
|
10,83
|
TH
|
2,75
|
50.000
|
02/455
|
10,83
|
2,75
|
50.000
|
02/455
|
10,83
|
-
|
Bến số 3, 4, 5, 6
|
Đang xây dựng
|
TH
|
4,25
|
50.000
|
04/-
|
-
|
4,25
|
50.000
|
04/-
|
-
|
1.2
|
Bến cảng công ten nơ
|
Chưa XD
|
Công ten nơ
|
2 ÷ 2.5
|
3.000 ÷ 4.000 (TEU)
|
1/300
|
-/-
|
8 ÷ 9
|
3.000 ÷ 4.000 (TEU)
|
3/-
|
-/-
|
1.3
|
Bến cảng nhập than các nhà máy nhiệt điện Vũng Áng
|
|
|
|
CD
|
8,5
|
15.000 ÷ 100.000
|
1/-
|
-
|
8,5
|
15.000 ÷ 120.000
|
2/-
|
-
|
-
|
Cầu cảng NĐ VũngÁng 1
|
01/330
|
30.000
|
-
|
nt
|
3,3
|
30.000
|
01/330
|
-
|
3,3
|
30.000
|
01/330
|
-
|
-
|
Cầu càng nhiệt điện quy hoạch khác
|
Chưa XD
|
nt
|
5,2
|
120.000
|
-
|
-
|
5,2
|
120.000
|
-
|
-
|
1.4
|
Bến cảng tổng kho xăng dầu Vũng Áng
|
01/218
|
15.000
|
-
|
nt
|
1,0
|
15.000
|
01/218
|
-
|
1,5
|
15.000
|
01/218
|
-
|
2
|
Khu bến cảng Sơn Dương
|
-
|
-
|
-
|
Chuyên dùng có bến tổng hợp
|
59 ÷ 61
|
50.000 (> 100.000 tàu chuyên dùng)
|
-/-
|
-/-
|
120 ÷ 122
|
50.000 (> 100.000 tàu chuyên dùng)
|
-/-
|
-/-
|
3
|
Bến cảng Xuân Hải
|
02/106
|
2.000
|
3,44
|
Tổng hợp địa phương có bến chuyên dùng
|
0,25
|
1.000
|
2/106
|
3,44
|
0,5
|
1.000
|
2/106
|
3,44
|
4
|
Bến cảng Cửa Sót
|
Chưa XD
|
Tổng hợp địa phương có bến chuyên dùng
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
-
|
5
|
Bến cảng xăng dầu Xuân Giang
|
Đang XD
|
CD
|
--
|
2.000
|
1/100
|
|
--
|
3.000
|
1/100
|
|
Ghi chú:
- Quy mô quy hoạch giai đoạn sau đã bao gồm cả giai đoạn trước.
- Ký hiệu: TH - tổng hợp; CD - chuyên dùng; Chưa XD - chưa xây dựng; Đang XD - đang xây dựng;
- Tiến độ đầu tư các bến cảng là dự kiến theo dự báo nhu cầu thông qua hàng hóa, có thể được thay đổi để phù hợp với nhu cầu thực tế.
Hiện Bạn dành bao nhiêu Tiền để đầu tư cho “mỗi” Bất Động Sản, hãy chia sẽ cùng 2dhReal vơi số tiền đó
· Bạn muốn đầu tư loại Bất Động Sản nào, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua ở đâu
· Bạn muốn đầu tư Bất Động Sản ở đâu, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua loại Bất Động Động Sản nào
Để có thông tin chi tiết về Pháp lý & Quy hoạch vui lòng liên hệ
Mr Dũng 0913 113 341
Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Rất đơn giản 2dhReal là những người có đam mê về bất động sản, đó là nền tảng cho tư duy sáng tạo và chuyên môn của 2dhReal. Triết lý kinh doanh của 2dhReal là chất lượng không phải số lượng, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin là tối quan trọng để thành công