Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Đầu tư phát triển cảng biển
1. Khái niệm đầu tư phát triển cảng biển
Đầu tư phát triển cảng biển là hoạt động sử dụng vốn cùng các nguồn lực khác để xây dựng cảng biển, tạo ra tài sản là những công trình và thiết bị cần thiết cho sự hoạt động của cảng biển, nhằm đáp ứng yêu cầu vận tải qua cảng.
2. Đặc điểm của đầu tư phát triển cảng biển
Đầu tư phát triển (ĐTPT) cảng biển có đặc thù là cần một lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài và mức độ rủi ro cao, đặc biệt là cần phải có trình độ quản lý và công nghệ cao. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất: ĐTPT cảng biển chịu tác động lớn của môi trường biển khắc nghiệt.Vị trí của cảng bao gồm cả phần tiếp xúc với nước và đất liền, do đó dù trong quá trình đầu tư hay vận hành các kết quả đầu tư thì môi trường tự nhiên cũng có những ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy khi đầu tư xây dựng cảng đòi hỏi phải có sự khảo sát kỹ đặc điểm tự nhiên như khí tượng, thủy – hải văn, địa chất, địa hình. Côntác thi công xây dựng cảng, nạo vét khu nước và luồng lạch là một công tác không đơn giản và trong nhiều trường hợp người và phương tiện còn phải chịu nhiều rủi ro do phụ thuộc vào điều kiện thời tiết như sóng, gió, mưa bão...Vật liệu sử dụng trong quá trình xây dựng cảng phải có tính năng đặc biệt như tính chống ăn mòn của nước biển mặn, chịu lực va đập của sóng gió… Quá trình khai thác cảng biển, do khí hậu nhiệt đới của Việt Nam nóng ẩm, nhiều sinh vật bám có thể phá hoại nhanh chóng cácc ông trình xây dựng trên bờ biển và trên biển nên hàng năm phải chi những khoản tiền lớn để nạo vét, sửa chữa, cải tạo. Hàng năm, có trường hợp cảng biển phải ngừng hoạt động từ 1,5–2 tháng do những đợt gió mùa, sóng lớn.
- Thứ hai: ĐTPT cảng biển cần một số vốn đầu tư rất lớn. ĐTPT cảng biển đòi hỏi phải đồng bộ thì cảng mới đi vào vận hành được, đồng bộ giữa cảng biển với luồng vào cảng, giao thông nối cảng... Vì thế ĐTPT cảng biển đòi hỏi chi phí rất lớn. Hơn nữa việc xây dựng cảng biển với hệ thống cầu tàu, kho bãi... cần diện tích đất rộng nên chi phí giải phóng mặt bằng rấtlớn.
- Thứ ba: Thời gian thực hiện đầu tư tương đối dài. Thời gian để tiến hành đầu tư, bắt đầu từ khi khảo sát thiết kế rồi thi công một công trình cảng được thực hiện từ 3-6 năm hoặc lâu hơn nữa tùy thuộc vào quy mô,chưa kể những khu vực có địa chất không ổn định, địa hình phức tạp thì thời gian thực hiện sẽ còn lâu hơn dự kiến, sau khi đưa vào khai thác thường phải mất2 -3 năm cảng mới đạt công suất thiết kế.
- Thứ tư: Các dự án ĐTPT cảng biển thường có tính chất phức tạp, thậm chí là phức tạp nhất trong XDCB. Cảng biển là lĩnh vực xây dựng đặc biệt, đòi hỏi các hạng mục xây dựng phải bền vững, chịu mọi thử thách của thiên nhiên... Bên cạnh đó, xu hướng phát triển đội tàu ngày càng lớn, nhất là tàu container, đòi hỏi các cầu cảng phải chịu được tác động va đập của các tàu ngày một mạnh hơn. Chính vì thế mà quá trình xây dựng các công trình cảng biển rất phức tạp về mặt kỹ thuật đòi hỏi lực lượng thi công có năng lực chuyên sâu, cả năng lực tài chính và phương tiện cũng như đội ngũ thi công. Tại Việt Nam khi triển khai dự án cảng biển lớn thường phải thuê chuyên gia nước ngoài tư vấn và giám sát thi công để đảm bảo chất lượng côngtrình.
- Thứ năm: ĐTPT cảng biển tạo nên những công trình cảng sử dụng lâu dài vàcógiátrịtolớn.Vìvậyquátrìnhđầutưphảirấtcoitrọngcôngtácquyhoạch cũng như phải đảm bảo chất lượng công trình. Ví dụ như cảng Rotterdam (Hà Lan) đã tồn tại 150 năm và hiện nay vẫn là cảng quan trọng của Châu Âu. Cảng Sài Gòn được đầu tư cải tạo năm 1999, song có nhiều vấn đề chưa phù hợp nên đến nay đã phải đặt bài toán di dời cảng.
- Thứ sáu: ĐTPT cảng biển làm thay đổi môi trường sinh thái và môi trường xã hội. Về môi trường sinh thái, cả quá trình xây dựng và khai thác cảng đều có thể dẫn tới biến đổi dòng chảy gây bồi lắng, xói lở cục bộ, gia tăng xâm nhập mặn... và gây ô nhiễm môi trường. Về môi trường xã hội, ĐTPT cảng biển cũng có thể dẫn đến sự thay đổi cơ cấu dân số, cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế của khu vực cảng vì thường làm cho tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tănglên.
- Thứ bảy: ĐTPT cảng biển mang tính rủi ro khá cao. Thực tế cho thấy, nhiều cảng được xây dựng tốn kém song công suất khai thác quá thấp, một phần do nguồn hàng hoá qua cảng có sự sụt giảm vì nhiều lý do, một phần do địa chất thuỷvăn tại khu vực cảng có sự biến động bất lợi cho hoạt động của cảng. Những lý do trên dẫn đến cảng hoạt động kém hiệu quả, không có khả năng hoàn vốn và thậm chí thua lỗ. Để đảm bảo cho hoạt động ĐTPT cảng biển đem lại hiệu quả cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị, vấn đề quy hoạch tổng thể và chi tiết phải được xem trọng và chuẩn bị kỹ càng, hợp lý, các công tác khảo sát thiết kế cũng như tư vấn dự án và thực hiện xây dựng phải được giám sát chặt chẽ.
3. Sự cần thiết phải tiến hành đầu tư phát triển cảng biển
Việc tiến hành ĐTPT cảng biển Việt Nam trong thời gian tới là một điều tất yếu, bởi những lý do sau:
- Thứ nhất, do vai trò của hệ thống cảng biển đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia có biển: hệ thống giao thông gồm đường bộ, đường sắt, đường hàng không, và đặc biệt là đường thuỷ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của bất cứ một quốc gia nào. Chính sự hình thành cảng biển đã thúc đẩy sự giao lưu buôn bán giữa các vùng, miền, qua đó thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng. Cảng biển cũng chính là đầu mối giao thông nối liền biển với lục địa bằng các huyết mạch giao thông phục vụ cho việc giao lưu hàng hoá, hành khách giữa các khu vực trong nội địa cũng như giữa các quốc gia với nhau. Một số quốc gia tuy không giàu tài nguyên nhưng vẫn phát triển là nhờ hệ thống cảng biển tốt như Singapore, Hồng Kông... Chính vì vai trò thúc đẩy phát triển kinh tế đối với một nước như vậy, nên việc chú trọng ĐTPT cảng biển là điều tất yếu với bất cứ một quốc gia nào.
- Thứ hai, do 80% lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam đều đi qua cảng biển. Do đó, việc phát triển cảng biển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá đến các vùng miền trên cả nước cũng như thúc đẩy sự phát triển sản xuất hàng hoá của nước ta.
- Thứ ba, do Việt Nam có lợi thế tự nhiên để phát triển cảng biển: Việt Nam có ưu thế tự nhiên là quốc gia có đường biển dài 3260 km, có vị trí chiến lược nằm trên một trong số ít tuyến đường giao thông đường biển quốc tế quan trọng nhất thế giới, do đó cần khai thác tối đa lợi thế này, tạo điều kiện ĐTPT cảng biển để tạo tiền đề cho tăng trưởng kinh tế.
4. Ý nghĩa của hoạt động đầu tư phát triển cảng biển.
- Thứ nhất: ĐTPT cảng biển tác động đến nhiều ngành khác và toàn bộ nền kinh tế. Giao thông đường biển là bộ phận quan trọng phục vụ vận tải hàng hóa với khối lượng lớn. Cảng biển phát triển giúp cho việc lưu thông sản phẩm của các ngành dễ dàng, tăng cán cân xuất nhập khẩu. Cảng biển phát triển còn tác động tới cả ngành dầu khí, hải sản đánh bắt xa bờ… Như vậy việc ĐTPT cảng biển đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của các ngành khác và từ đó tác động đến toàn bộ nền kinhtế.
- Thứ hai: ĐTPT cảng biển tác động tới sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng. Đầu tư phát triển cảng biển làm thay đổi cơ cấu kinh tế vùng, lãnh thổ. Các cảng ở khu vực phía Nam trong nhiều năm qua được đầu tư với khối lượng vốn lớn, mức độ hiện đại cao nên phát triển rất nhanh. Trong khi đó các cảng miền Bắc và miền Trung được đầu tư ít hơn. Đây cũng là một trong những lý do khiến tốc độ phát triển kinh tế ở khu vực phía Nam nhanh hơn so với tốc độ phát triển kinh tế ở các vùng miền khác trong cảnước.
Đối với cơ cấu ngành, cảng biển phát triển thường kéo theo sự phát triển công nghiệp. Vì thế các địa phương duyên hải, khi xây dựng chương trình phát triển công nghiệp thường dựa trên cơ sở phát triển cảng. Như vậy, ĐTPT cảng biển cũng có tác động đến tốc độ tăng trưởng, cân đối lại cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ của nền kinhtế
- Thứ ba: ĐTPT cảng biển tác động tới toàn bộ hoạt động của ngành Hàng hải nói riêng và ngành GTVT nói chung. Cảng biển là một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động hàng hải của một quốc gia. Đầu tư theo chiều rộng hay chiều sâu vào cảng biển đều nhằm mục đích tạo cơ sở vật chất để nâng cao khả năng phục vụ của ngành hànghải.
- Thứ tư: ĐTPT cảng biển tác động tới phát triển công nghệ ngành hàng hải. Đầu tư phát triển cảng biển đưa công nghệ mới, áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin vào hệ thống cảng biển sẽ tác động đến sự phát triển công nghệ của toàn ngành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường khu vực.
Thứ năm: ĐTPT cảng biển ảnh hưởng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ lao động và do đó ảnh hưởng tới tốc độ phát triển của ngành. Thông qua đầu tư cho hệ thống giáo dục tại các trường đại học và cao đẳng đào tạo nhân lực cho ngành hàng hải, với nhiệm vụ nâng cao chất lượng đội ngũ lao động trong ngành, tạo điều kiện cho họ tiếp xúc với những công nghệ mới, ngành sẽ có những bước phát triển vững chắc và trình độ tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ cũng như trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân cảng ngày càng được nâng cao