15/08/2017
Nghiên cứu mô hình quản lý cảng biển ở các nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến cảng
Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Qua nghiên cứu sự phát triển của các cảng biển thế giới và khu vực, luận án rút ra được 8 bài học kinh nghiệm có thể áp dụng ở Việt Nam trong quá trình ĐTPT cảng biển.
1. Áp dụng phổ biến mô hình cảng cho thuê để giảm gánh nặng đầu tư cho nhà nước và nâng cao hiệu quả đầu tư
Nghiên cứu mô hình quản lý cảng biển ở các nước trên thế giới và trong khu vực cho thấy vai trò và trách nhiệm của các bên liên quan đến cảng: các cơ quan Chính phủ, các cơ quan quản lý cảng và các cơ quan kinh doanh khai thác cảng biển, với các chức năng: quản lý nhà nước, chủ sở hữu đất đai và kết cấu hạ tầng, chủ sở hữu kết cấu thượng tầng và quản lý kinh doanh khai thác cảng biển. Các bên liên quan có thể là khu vực tư nhân và khu vực nhà nước. Mỗi bên có thể đảm nhiệm một hay nhiều vai trò liên quan đến cảng. Trong nhiều phương thức quản lý và khai thác khác nhau, tổng hợp lại, có 3 mô hình quản lý chủ yếusau:
- Cảng dịch vụ (cảng nhà nước)
- Cảng cho thuê (chủ cảng)
- Cảng thương mại (cảng của doanh nghiệp hoặc cảng tư nhân)
Dù mô hình quản lý nào thì cũng được phân chia rõ các chức năng: Quản lý nhà nước; Chủ sở hữu đất đai, kết cấu hạ tầng; Chủ sở hữu kết cấu thượng tầng và quản lý kinh doanh khai thác cảng biển
Tổng hợp mô hình và các chức năng quản lý cảng
Mô hình quản lý cảng biển
|
Các chức năng
|
Quản lý nhà nước
|
Chủ sở hữu đất đai
|
Chủ sở hữu kết cấu hạ tầng
|
Sở hữu kết cấu thượng tầng và khai thác
|
Cảng dịch vụ
|
Nhà nước
|
Nhà nước
|
Nhà nước
|
Nhà nước
|
Cảng cho thuê
|
Nhà nước
|
Nhà nước
|
Nhà nước
|
Tư nhân
|
Cảng thương mại
|
Nhà nước
|
Nhà nước / Tư nhân
|
Tư nhân
|
Tư nhân
|
Bảng 1.1 cho thấy loại hình cảng cho thuê sẽ tiết kiệm cho nhà nước chi phí đầu tư vào kết cấu thượng tầng, tuy nhiên nhà nước vẫn giữ được quyền sở hữu và quyền quản lý nên loại hình này được áp dụng rất phổ biến ở các nước có ngành hàng hải phát triển như cảng: Hamburg (Đức), Rottecdam (Hà Lan), Antwerp (Bỉ), Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản... (xem phụ lục 1.3). Ở một số nước, mô hình cảng thương mại cũng phát triển. Tại các nước đó, nhà nước chỉ khảo sát và quy hoạch phát triển cảng biển để tránh đầu tư sai hướng; sau đó nhà nước tổ chức đấu thầu, người thắng thầu sẽ lập dự án đầu tư, khảo sát thiết kế và triển khai xây dựng khai thác cảng biển. Cả hai mô hình này nên tham khảo và áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
2. Thu hút mạnh mẽ vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào lĩnh vực cảng biển
Quá trình mở cửa cảng biển diễn ra trong phạm vi toàn cầu, trong đó các công ty tư nhân đã tham gia đáng kể vào hoạt động đầu tư và khai thác cảng, thay thế dần sự đầu tư và khai thác chủ yếu của các công ty nhà nước. Từ năm 1990 đến 2001, 41 quốc gia đang phát triển đã tư nhân hoá hoạt động cảng biển, vốn đầu tư từ khu vực tư nhân tăng từ 0 (năm 1990) đến 4,6 tỷ USD (năm 2001). Đặc biệt các hãng tàu lớn trên thế giới đã tăng tốc trong việc tham gia đầu tư khai thác cảng. Quá trình thu hút tư nhân tham gia vào lĩnh vực cảng biển được triển khai mạnh mẽ nhất ở Châu Âu và Châu Á, nơi tập trung các nền kinh tế trọng điểm.
- Trung Quốc: Trung Quốc luôn coi việc phát triển cảng biển là một trong những ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển của mình. Trung Quốc có chính sách mở cửa trong đầu tư xây dựng cảng, khuyến khích và ưu đãi nước ngoài đầu tư cũng như cho phép tư nhân đầu tư vốn xây dựng cảng và kinh doanh xếp dỡ hàng hoá hết sức hiệu quả, được đánh giá là thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính sách phát triển cảng biển của Trung Quốc ngoài việc tăng lượng vốn do nhà nước đầu tư, khuyến khích và ưu đãi đầu tư đối với khu vực tư nhân mà còn sử dụng biện pháp vừa xây dựng, vừa bán và cho thuê để thu hồi vốn rồi lại tiếp tục xâydựng.
- Hồng Kông: cảng Hồng Kông là một trong số ít các cảng biển quốc tế hoàn toàn do khu vực tư nhân đầu tư, sở hữu và khai thác. Nói cách khác, mô hình đầu tư khai thác cảng biển ở HồngKông là mô hình "Tự đầu tư, tự khai thác". Chính phủ chỉ đóng vai trò như một nhà hoạch định chiến lược dài hạn, tạo khung pháp lý ổn định cho hoạt động cảng biển, đồng thời cung cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, năng lượng, viễn thông... để các nhà đầu tư an tâm thực hiện các dự án cảng biển
- Nhật Bản: 11 cảng trọng điểm quốc gia của Nhật (trong số hơn 1.000 cảng biển trên cả nước Nhật) được Chính phủ ưu tiên đầu tư theo cơ cấu: 20% vốn do Chính phủ cấp, 40% vay tín dụng từ kho bạc và 40% còn lại huy động từ khu vực tư nhân. Các cầu cảng do các công ty phát triển cảng xây dựng xong được cho thuê thông qua đấu thầu công khai.
Nhìn chung, nhiều cảng biển của các quốc gia trên thế giới được xây dựng và khai thác có sự tham gia của khu vực tư nhân và đang tìm kiếm những nhà quản lý chuyên nghiệp để quản lý chúng. Ở các quốc gia khác nhau có những kinh nghiệm và phương pháp khác nhau để thu hút tư nhân, song nhìn chung có thể học hỏi một số kinh nghiệm sau: Quốc gia nào có thể chế nhà nước mạnh thường thành công với việc thu hút tư nhân đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng nói chung và cảng biển nói riêng. Bởi vì một dự án cảng biển cần lượng vốn rất lớn, để các nhà đầu tư tư nhân yên tâm bỏ vốn trước hết đòi hỏi phải có sự ủng hộ và điều phối hiệu quả từ chính quyền Trung ương, cho dù bất kỳ ở thể chế chính trị nào.
3. Đầu tư phát triển cảng trên cơ sở tận dụng vị trí địa lý và nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển
- Nghiên cứu hệ thống cảng biển trên thế giới cho thấy các cảng Rotterdan, Hồng Kông, Singapore, Hamburg... đã triệt để lợi dụng ưu thế về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý để phát triển hệ thống cảng biển. Các cảng biển lớn trên thế giới thành công không chỉ vì có được điều kiện tự nhiên thuận lợi, mà họ thành công bởi biết tranh thủ thời cơ, vận dụng thời cơ để phát triển. Điển hình như Singapore, tiên đoán của Chính phủ về việc xây dựng bến cảng container khi chưa có tàu container và khi chưa có một hãng tàu quốc tế nào tuyên bố về tàu container từ năm 1967 đã được mô tả là "một quyết định tầm xa của ngành hàng hải". Đến nay Singapore là cảng trung chuyển container lớn nhất thế giới và đã thiết lập một hệ thống quản lý container hiệu lực nhất thế giới.
- Hồng Kông cũng tận dụng thời cơ vô cùng hợp lý. Trong xu hướng container hóa vận chuyển đường biển, Hồng Kông đã kịp thời tận dụng ưu thế về tài chính để đầu tư cho cầu cảng và thiết bị chuyên dùng container và đặc biệt chú trọng xây dựng trung tâm logistics hàng đầu khu vực châu Á. Những chính sách ưu đãi về thuế quan của Chính phủ đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngành logistics phát triển, từ đó tạo tiền đề cho hệ thống cảng biển pháttriển.
- Tại các cảng Hamburg (Đức), Odessa (Ukraina), Kobe (Nhật) là những cảng vừa tiếp nhận hàng hoá, vừa là cảng du lịch nên vấn đề bảo vệ môi trường được đề cao. Trong các cảng này còn xây dựng các khách sạn, các khu neo đậu thuyền buồm, các khu vui chơi giải trí mua sắm và các nhà hàng trong vùng đất cảng... Nhờ đó thu nhập từ du lịch tại các cảng này chiếm một tỷ trọng lớn trong doanh thu của cảng hàngnăm.
- Đối với Việt Nam, thời cơ chính là dự án kênh đào qua eo Kra của Thái Lan nếu đi vào hoạt động sẽ rút ngắn đường hàng hải đi từ Thái Bình Dương sang Ấn Độ Dương mà không phải đi vòng qua vùng biển Malacca. Việt Nam cần tận dụng cơ hội này để phát triển cảng biển. Hơn nữa, thời cơ của Việt Nam là nằm trong khu vực nền kinh tế đang trên đà phát triển, có thể tận dụng nguồn hàng này từ Đông Bắc Thái Lan, Campuchia, Lào và phía Nam Trung Quốc. Hàng hoá của những vùng này nếu xuất nhập khẩu qua cảng biển Việt Nam sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vậnchuyển...
-
4. Đầu tư phát triển cảng biển theo hướng mở rộng các chức năng cảng biển
Trước đây, vai trò truyền thống của cảng là nơi xếp dỡ hàng hoá xuất nhập khẩu, là một mắt xích trong dây chuyền vận tải, với 5 chức năng cơ bản: vận tải, thương mại, công nghiệp, xây dựng thành phố và địa phương, du lịch. Trong vài thập kỷ gần đây, để phù hợp với sự phát triển hết sức nhanh chóng và mạnh mẽ mang tính tất yếu của ngành vận tải biển trên thế giới, chức năng của cảng biển đã được mở rộng thêm 2 chức năng mới là: trung chuyển và logistics.
- Chức năng trung chuyển: về cơ bản, có 2 loại hàng hoá quan trọng: hàng hoá xuất nhập khẩu và hàng hoá trung chuyển. Trung chuyển hàng hoá thường được xác định là vận chuyển hàng hoá qua cảng trung gian từ cảng xuất phát đến cảng nhận. Nếu việc thực hiện chức năng bốc xếp hàng xuất nhập khẩu qua cảng chủ yếu phục vụ phát triển kinh tế đất nước, thì việc trung chuyển hàng hoá là sự tối ưu cho sự phát triển kinh tế đất nước, đem lại thu nhập tăng thêm và tạo cơ hội phát triển ngành logistics. Vì thế hầu hết các quốc gia có ngành hàng hải phát triển từ nhiều năm nay đã đầu tư xây dựng cảng trung chuyển quốc tế.
- Chức năng hỗ trợ dịch vụ logistics: Theo Luật Thương mại của Việt Nam năm 2005 quy định: "Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hoá theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao". Ngành dịch vụ logistics này được phát triển trên nền tảng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải vững chắc và ngành giao nhận vận tải, vận tải đa phương thức phải đạt đến một trình độ nhất định, trong đó vận tải đường biển và cảng biển đóng vai trò vô cùng quan trọng. Logistics đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia có biển. Rất nhiều quốc gia như Đức, Hà Lan, Pháp, Bỉ và chính quyền tự trị Hồng Kông (Trung Quốc) tập trung phát triển công nghiệp logistics và xem đây như một thế mạnh trọng tâm để đầu tư trong thời gian tới. Ở Việt Nam, dịch vụ "hái ra tiền" này lại do các công ty logistics nước ngoài nắm giữ. Doanh nghiệp trong nước chỉ làm vệ tinh, giải quyết vài khâu đơn giản trong quy trình logistics hoàn chỉnh mà thôi.
5. Do mở rộng vùng hấp dẫn cảng để tạo nguồn hàng cho cảng nên phải chú trọng đầu tư vào trung tâm phân phối vận tải
- Vùng hấp dẫn cảng (Hinterland port) là một khái niệm quan trọng trong địa lý giao thông vận tải. Theo nghĩa hẹp thì vùng hấp dẫn cảng là khu đất ở bên trong thành phố hoặc cảng để từ đó có thể thu hút khách hàng nhằm cung cấp các dịch vụ đối với hàng hoá qua cảng, theo nghĩa rộng hơn thì vùng hấp dẫn cảng là nơi mà cảng có thể thu hút được hàng hoá quacảng.
- Trung tâm phân phối vận tải (Freight Distribution Centre - FDC) nằm trong vùng hấp dẫn của cảng chính (Hub port), hoạt động như là đầu mối vận tải trung gian. Trung tâm này có nhiệm vụ thu gom, phân phối hàng hoá đến và đi cho cảng chính, kết nối cảng với các khu vực hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thông qua các hệ thống giao thông vận tải nộiđịa.
Như vậy, do việc mở rộng vùng hấp dẫn cảng và hình thành các trung tâm phân phối vận tải, nên quá trình đầu tư và khai thác cảng biển không chỉ đầu tư vào các cảng chính, mà phải chú trọng đầu tư vào cả các cảng cạn ICD có nhiệm vụ thu gom hàng, đầu tư vào kết cấu hạ tầng nối cảng.
6. Đầu tư có trọng điểm và đầu tư đồng bộ
Kinh nghiệm của các nước là không nên đầu tư dàn trải. Nhật Bản có tới trên 1.000 cảng, tuy nhiên Nhật Bản chỉ có 30 cảng quốc tế và trong số đó Chính phủ Nhật chỉ trực tiếp quản lý 11 cảng đặc biệt. 11 cảng này thu hút 35% lượng hàng xuất nhập khẩu của Nhật. Pháp có 300 cảng biển thì 87% lượng hàng tập trung vào 6 cảng chính. Ý có 111 cảng biển thì 85% lượng hàng tập trung vào 16 cảng lớn, Nga có khoảng 80 cảng biển thì 90% lượng hàng tập trung vào 28 cảng... Việt Nam hiện nay cũng chỉ nên tập trung nguồn lực xây dựng các cảng biển nước sâu cho 3 miền Bắc TrungNam.
Tất cả những cảng biển thành công trên thế giới đều là những cảng biển được đầu tư đồng bộ giữa bến cảng với luồng vào cảng, với giao thông nối cảng; đồng bộ giữa các thiết bị bốc xếp tại cảng và thường là sử dụng những thiết bị tiên tiến nhất để tạo ra dịch vụ cảng tốt nhất. Các cảng này cũng ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại giúp cho việc giảm thời gian chờ đợi và thời gian làm hàng tại cảng. Điển hình như Singapore hiện đang thực hiện chương trình niêm phong điện tử quốc tế mới, hay còn gọi là tiêu chuẩn niêm phong điện tử (eseal). Theo đó, các số thứ tự của container sẽ được đọc tự động. Sáng kiến này tiết kiệm cho Singapore 40,65 triệu USD chi phí so với kiểm soát bằng tay.
7. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, phục vụ quản lý khai thác cảng biển với chất lượng cao
Các cảng biển lớn trên thế giới thường rất chú trọng đến vấn đề nhân sự phục vụ công tác quản lý, khai thác cảng biển. Ví dụ như tại Hồng Kông, ngành hàng hải Hồng Kông (MIC) thành lập một đội chuyên biệt với nhiệm vụ quản lý nhân sự thực hiện các công tác về giáo dục, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực cho cả vận tải biển và quản lý khai thác cảng biển. Ngoài ra Hồng Kông còn có cả một đội ngũ hùng hậu các công ty tài chính, các nhà bảo hiểm, các hãng luật, trọng tài hàng hải... với những chuyên gia giỏi nghề. Vì thế các dịch vụ hàng hải tại Hồng Kông luôn được đánh giá là tốt nhất thế giới, tạo nên sức hấp dẫn cho cảng Hồng Kông.
8. Đầu tư vào loại hình mới: cảng biển di động (mobileharbor)
- Nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ngày càng gia tăng đã gây áp lực lớn đối với các cảng biển ở khắp nơi trên thế giới. Ý tưởng thiết kế bến cảng di động cho phép bốc dỡ hàng lên xuống các tàu ngay ở trên biển mà không cần cập cảng. Cảng biển di động sẽ kết nối các tàu chở hàng container tại những cửa biển, cửa sông với những cảng có luồng tàu cạn mà tàu không thể vào. Là một hệ thống tổ hợp đa năng, cảng di động có thể di chuyển linh hoạt đến vị trí cần thiết và neo tại các vùng nước sâu gần cảng chính (chi tiết xem phụ lục 1.5). Với thiết kế tối ưu, cảng biển di động thích hợp với những khu vực có địa hình bất lợi và đã được nghiên cứu ứng dụng tại một số nước như Singapore, Hồng Kông, Châu Mỹ và Trung Đông...
- Điều kiện tự nhiên của Việt Nam có rất nhiều cửa biển, cửa sông với luồng tàu cạn, mỗi năm phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng cho nạo vét luồng lạch nên có thể tham khảo loại cảng biểnnày.
- Cảng biển ngày nay không còn được coi đơn giản là một nhu cầu riêng của một vùng, cảng được xem là một thực thể sống động, tạo lợi nhuận hơn là chỉ phục vụ cho nhu cầu thương mại. Sự phát triển của cảng biển mang tính toàn cầu. Chính vì vậy những kinh nghiệm trên đây có thể là bài học tốt cho Việt Nam trong tiến trình ĐTPT hệ thống cảng biển, thực hiện thành công “Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện Bạn dành bao nhiêu Tiền để đầu tư cho “mỗi” Bất Động Sản, hãy chia sẽ cùng 2dhReal vơi số tiền đó
· Bạn muốn đầu tư loại Bất Động Sản nào, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua ở đâu
· Bạn muốn đầu tư Bất Động Sản ở đâu, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua loại Bất Động Động Sản nào
Để có thông tin chi tiết về Pháp lý & Quy hoạch vui lòng liên hệ
Mr Dũng 0913 113 341
Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Rất đơn giản 2dhReal là những người có đam mê về bất động sản, đó là nền tảng cho tư duy sáng tạo và chuyên môn của 2dhReal. Triết lý kinh doanh của 2dhReal là chất lượng không phải số lượng, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin là tối quan trọng để thành công