Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển cảngbiển
Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển trong các ngành thường được thể hiện thông qua 3 chỉ tiêu: Khối lượng vốn đầu tư thực hiện; Tài sản cố định huy động và Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm. Trong lĩnh vực ĐTPT cảng biển, kết quả đầu tư được thể hiện như sau:
- Khối lượng vốn đầu tư thực hiện: là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động đầu tư vào hệ thống cảng biển Việt Nam. Nếu trong nhiều năm, vốn đầu tư của cả xã hội vào lĩnh vực cảng biển tăng thì cũng phản ánh phần nào là đầu tư cảng biển có hiệu quả, bởi vì việc đầu tư có đem lại hiệu quả thì các nhà đầu tư mới tăng vốn ĐTPT. Khi phân tích tốc độ tăng vốn đầu tư không được để nguyên giá thực tế của mỗi năm, vì như thế không loại bỏ được yếu tố biến động của giá. Vì thế trước khi tính tốc độ tăng vốn đầu tư, cần điều chỉnh vốn đầu tư theo giá thực tế của mỗi năm về cùng một mặt bằng giá của một năm được coi là gốc tính toán (giả sử năm 1994) thông qua hệ số trượt giá
- Tài sản cố định huy động chính là những công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng trong một thời gian nhất định, được thể hiện bằng những chỉ tiêu hiện vật: số lượng bến cảng; số lượng cầu cảng; tổng chiều dài cầu cảng; tổng số khu chuyển tải hàng hoá; tổng số luồng hàng hoá (số lượng/km); tổng số đèn biển các loại; tổng số đài thông tin duyên hải.
- Năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm chính là khả năng đáp ứng nhu cầu sản xuất, phục vụ của các bến cảng, cầu cảng đã được đưa vào sử dụng trong kỳ, thường được thể hiện bằng các chỉ tiêu:
o Năng lực tiếp nhận hàng hoá thông qua cảng biển theo thiết kế, trong đó chia ra năng lực tiếp nhận hàng container, hàng lỏng, hàng khô.
o Năng lực tiếp nhận các chuyến tàu ra vào cảng.
Ngoài các chỉ tiêu định lượng, kết quả ĐTPT cảng biển cũng có những chỉ tiêu có tính chất định tính như góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần nâng cao đời sống của người dân ven biển... Với cùng 1 dự án đầu tư cảng biển, nếu đứng trên các góc độ khác nhau: là chủ đầu tư tư nhân hay nhà nước thì sẽ có những mối quan tâm khác nhau về kết quả của hoạt động đầu tư.
Khi đánh giá kết quả đầu tư phát triển cảng biển trong một giai đoạn nhất định, các chỉ tiêu kết quả thường được quan tâm và so sánh với những kết quả mục tiêu được đặt ra trong chiến lược phát triển ngành Giao thông vận tải. Mức độ đạt được của các chỉ tiêu kết quả so với kết quả mục tiêu hoặc so với chính những chỉ tiêu đó trong giai đoạn trước sẽ phản ánh được phần nào hoạt động đầu tư có thành công hay không?
2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển
a) Quan điểm về hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển
Các công trình cảng biển có nhiều mục đích phục vụ khác nhau (cho nhu cầu đi lại của người dân, vận chuyển hàng hoá, phục vụ an ninh quốc phòng...), thường tồn tại lâu dài và phải luôn luôn nâng cấp cho phù hợp với nhiệm vụ mới và phù hợp với sự phát triển vượt bậc của công nghệ đóng tàu. Các công trình cảng biển có tính chất phục vụ cộng đồng rõ nét. Chính vì vậy khi đánh giá hiệu quả ĐTPT cảng biển, cần phải thống nhất một số quan điểm sau:
- Hiệu quả ĐTPT cảng biển được xác định bằng cách tính tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được các kết quả đó, hay nói cách khác là sự so sánh giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố đầu vào của hệ thống cảngbiển.
Hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển = Các lợi ích do đầu tư phát triển cảng biển đem lại yếu tố đầu ra/Tổng chi phí đầu tư để tạo ra lợi ích đó yếu tố đầu và
- Hiệu quả ĐTPT cảng biển phải được đánh giá một cách toàn diện, cả kinh tế và xã hội. Bởi vì lợi ích to lớn và cơ bản nhất của hệ thống cảng biển là thúc đẩy sự phát triển của cả nền kinh tế, thông qua việc lưu thông hàng hoá, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao lưu văn hóa, du lịch của người dân, góp phần đắc lực vào việc củng cố an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia. Vì thế khi đánh giá hiệu quả ĐTPT cảng biển phải đánh giá cả lợi ích kinh tế và xã hội. Tính toàn diện còn được thể hiện ở chỗ không nên chỉ đánh giá tác động của cảng biển khi nó vừa mới xây xong, mà cần xem xét trong suốt thời gian vận hành khai thác cảng.
- Hiệu quả ĐTPT cảng biển phải được đánh giá trên quan điểm thị trường. Hoạt động ĐTPT cảng biển phải nâng cao được năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới, phát huy được lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý của Việt Nam. Khả năng cạnh tranh của hệ thống cảng biển được thể hiện ở mức thoả mãn nhu cầu khách hàng, chất lượng phục vụ, giá cả... và trên hết là phải thể hiện ở thị phần vận tải, lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng. Đây là bước cần thiết để có thể đạt được thắng lợi trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển phải được đánh giá trên quan điểm phát triển bền vững. Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả 3 mặt kinh tế - xã hội - môi trường để đáp ứng nhu cầu vận chuyển cho thế hệ hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến môi trường sống của các thế hệ mai sau. Không thể xây dựng nhanh và nhiều cảng biển bằng cái giá phải trả là sự hủy hoại về môi trường sinh thái, nhưng cũng không theo đuổi, giữ gìn môi trường trong tình trạng kém phát triển.
- Hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển được xem xét trên cả góc độ nhà đầu tư (góc độ vi mô) và trên góc độ nhà nước (góc độ vĩ mô). Nhà nước là người chủ đại diện cho toàn xã hội, nhà nước không chỉ quan tâm đến lợi ích của nhà đầu tư, mà cần quan tâm đến lợi ích của cả nền kinh tế và toàn xã hội. Tuy nhiên để phù hợp với dung lượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đi sâu nghiên cứu đánh giá hoạt động đầu tư cảng biển ở góc độ vĩ mô
b) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển trên góc độ vi mô
Trong các dự án đầu tư cảng biển, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính là chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian thu hồi vốn, tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư, giá trị hiện tại ròng (NPV)... Các chi phí đầu tư cho một dự án cảng biển thường bao gồm chi phí đầu tư xây dựng công trình (kể cả luồng vào cảng); chi phí đầu tư thiết bị bốc xếp và phương tiện đi lại trong cảng; chi phí đầu tư trang thiết bị gắn liền với cơ sở hạ tầng; chi phí cho quyền sử dụng đất và chi phí trước hoạt động như nghiên cứu, khảo sát, thiếtkế...
Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội do dự án đem lại cho nền kinh tế là thúc đẩy sự phát triển các ngành nghề của địa phương, tiết kiệm chi phí vận tải hàng hoá cho các hộ sản xuất và tiêu thụ trong vùng hấp dẫn của cảng, thúc đẩy hoạt động thương mại của địa phương và của cả nước, tạo việc làm và đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế.
c) Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cảng biển trên góc độ vĩ mô
Hiệu quả đầu tư cảng biển xét đến cùng là mức độ đạt được mục tiêu phát triển của ngành Giao thông - vận tải về lĩnh vực cảng biển, là đầu tư để hệ thống cảng biển phát triển. Tác giả xin đề xuất một hệ thống các chỉ tiêu có thể sử dụng được trong điều kiện số liệu của ngành, với mong muốn các chỉ tiêu này sẽ phản ánh được hiệu quả đầu tư trên nhiều góc độ khác nhau, đồng thời cũng đánh giá so sánh được hiệu quả giữa các thờikỳ.
Chỉ tiêu 1: Suất đầu tư
Suất đầu tư cho 1km dài bến(S1)
Chỉ tiêu Suất đầu tư được xác định bằng tỷ lệ toàn bộ chi phí đầu tư cho xây dựng cảng trong kỳ nghiên cứu với tổng số km dài bến tăng lên nhờ chi phí đó.
S1 = Tổng vốn đầu tư/số km dài bến tăng thêm
- Chỉ tiêu suất đầu tư không phản ánh mức độ sinh lời của 1 đồng vốn đầu tư, mà chỉ phản ánh mức độ hao phí vốn cho một đơn vị năng lực sản xuất. Chỉ tiêu này cho phép đánh giá các biện pháp tiết kiệm trong hoạt động đầu tư cảng biển.
- Suất đầu tư được tính cho từng loại cảng: cảng container, cảng tổng hợp hay cảng chuyên dùng; cảng xây dựng trên nền đất yếu hay cảng xây dựng trong điều kiện địa chất thuận lợi; cảng có đê chắn sóng hay cảng không có đê chắn sóng... Chỉ tiêu này được so sánh giữa các thời kỳ đầu tư ở Việt Nam và so với suất đầu tư của các nước trong khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, việc tính toán chỉ tiêu này đòi hỏi số liệu chi phí đầu tư của từng dự án cảng biển phải được thống kê đầy đủ.
Suất đầu tư để tạo ra năng lực tiếp nhận 1 triệu tấn hàng hoá (S2)
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ toàn bộ chi phí đầu tư cho xây dựng cảng trong kỳ nghiên cứu với năng lực tiếp nhận hàng hoá tăng thêm của hệ thống cảng nhờ sự đầu tư đó. Năng lực tiếp nhận hàng hoá được đo bằng đơn vị triệu tấn.
S2 = Tổng vốn đầu tư/Năng lực tiếp nhận hàng hoá tăng thêm theo thiết kế (triệu tấn)
Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ vốn đầu tư đã thực hiện trở thành tài sản [100]
Chỉ tiêu này được xác định bằng tỷ lệ giá trị tài sản được hình thành sau đầu tư với tổng số vốn đã bỏ ra để tạo nên số tài sản đó.
Tỷ lệ vốn đầu tư trở thành tài sản = Giá trị tài sản hình thành sau đầu tư/Tổng vốn đầu tư
Tỷ lệ này cao, chứng tỏ việc sử dụng vốn đầu tư tiết kiệm. Lượng vốn đầu tư bỏ ra đã cấu thành hết vào thực thể công trình. Ngược lại, tỷ lệ này thấp chứng tỏ việc đầu tư kém hiệu quả, phần chênh lệch giữa tổng vốn đầu tư đã thực hiện và giá trị tài sản được hình thành chính là phần vốn lãng phí thất thoát trong quá trình đầu tư. Chỉ tiêu này sẽ được đánh giá đối với những dự án cảng biển đã kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư, được đưa vào vận hành khai thác.
Chỉ tiêu 3: Hệ số khai thác cảng (Hkhai thác cảng)
Chỉ tiêu này được đánh giá bằng tỷ số giữa "Sản lượng hàng hoá thông qua các cảng trên thực tế" và "Sản lượng hàng hoá mà các cảng có thể tiếp nhận được theo thiết kế ban đầu". Từ trước đến nay, khi đánh giá hiệu quả ĐTPT cảng biển thường chỉ đánh giá trước đầu tư (với một dự án cảng biển thì được đánh giá theo các chỉ tiêu NPV, IRR, thời hạn thu hồi vốn...). Vì vậy chỉ tiêu hệ số khai tháccảng sẽ phần nào đánh giá hiệu quả ĐTPT cảng biển sau đầu tư. Nếu một cảng được dự báo sẽ tiếp nhận lượng hàng hoá rất lớn, do đó được đầu tư nhiều vốn để xây dựng quy mô lớn, nhưng sau này khi đi vào hoạt động thì không có hàng, không sử dụng hết công suất thiết kế. Điều đó thể hiện đầu tư không đúng hướng và không có hiệu quả, lãng phí của cải xã hội.
Hkhai thác cảng = Sản lượng hàng hoá thực tế qua cảng/Sản lượng hoàng hoá có thể tiếp nhận theo thiết kế
Chỉ tiêu này được tính cho từng cảng, cho từng vùng miền theo quy hoạch cảng biển, cho toàn quốc.
Chỉ tiêu 4: Tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển và thúc đẩy xuất khẩu
Đóng góp của ĐTPT cảng biển vào tăng khối lượng hàng hoá vận chuyển
Các cảng biển được xây dựng và hiện đại hóa đã giúp nâng cao năng lực vận tải của ngành giao thông. Lượng hàng hoá vận chuyển tăng luôn luôn được coi là mục tiêu quan trọng hàng đầu của bất cứ một dự án đầu tư cảng biển nào. Để đánh giá mối quan hệ giữa ĐTPT cảng biển và lượng hàng hoá vận chuyển, có thể sử dụng chỉ tiêu K để tính xem cứ 1 tỷ đồng vốn đầu tư cho cảng biển đã góp phần tăng thêm bao nhiêu triệu tấn hàng hoá thực tế qua cảng những năm vừaqua.
Khối lượng hàng hoá thực tế qua cảng tăng thêm
K= Tổng vốn đầu tư
Chỉ tiêu này được tính cho từng năm. Khối lượng hàng hoá thực tế qua cảng bao gồm cả hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, hàng nội địa và hàng quá cảnh (đơn vị triệu tấn). Tổng vốn đầu tư phát triển cảng biển (đơn vị tỷ đồng) có thể lấy theo giá hiện hành hoặc lấy theo giá cố định của năm 1994 hoặc năm nào đó. Chỉ tiêu K càng lớn càng tốt, chứng tỏ hoạt động đầu tư phát triển cảng biển có tác động tốt đến lưu thông hàng hoá, đặc biệt là hàng hoá xuất nhậpkhẩu.
Đóng góp của ĐTPT cảng biển vào gia tăng độ mở của nền kinh tế
Cảng biển là cửa ngõ giao lưu nền kinh tế, thương mại trong nước và nước ngoài, nhằm hội nhập nền kinh tế nước ta với nền kinh tế thế giới. Trong xu hướng toàn cầu hoá và hội nhập như ngày nay, các quốc gia đều cố gắng tham gia vào nền kinh tế toàn cầu thông qua hoạt động thương mại. Vì thế vai trò của cảng biển càng trở nên quan trọng hơn, làm tăng độ mở của nền kinh tế. Độ mở của nền kinh tế
(Đm) được tính bằng công thức:
Kim ngạch xuất khẩu
Nền kinh tế có độ mở càng lớn, xuất khẩu của nền kinh tế càng lớn càng chứng tỏ nền kinh tế đã có sức cạnh tranh tốt, đã có sự hội nhập tốt vào nền kinh tế thế giới [100].
Đóng góp của ĐTPT cảng biển vào thúc đẩy giao thương hàng hoá
Mục đích của chỉ tiêu này nhằm đánh giá tác động của ĐTPT cảng biển tới việc mở rộng mạng lưới thương mại giữa Việt Nam với các nước trên thế giới. Giao thương hàng hoá phát triển còn mở ra những thị trường mới cho hàng hoá sản xuất tại Việt Nam, góp phần thúc đẩy sản xuất trong nước và có thể làm xuất hiện các ngành sản xuất mới. Chỉ tiêu này chỉ mang tính chất định tính, nói lên tác động của ĐTPT cảng biển với việc hình thành những mạng lưới thương mại
Chỉ tiêu 5: Giảm chi phí vận chuyển và thời gian vận chuyển, nhờ đó tăng sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Sức cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường quốc tế trong thời điểm hiện nay phụ thuộc nhiều vào chi phí vận tải. Việc xây dựng thêm các cảng biển hoặc hiện đại hoá cảng để tiếp nhận các tàu lớn có thể làm cho các doanh nghiệp (nằm trong vùng hấp dẫn của cảng) tăng cường thông thương hàng hoá, giảm chi phí vận chuyển, giảm giá thành, tăng khối lượng sản xuất và từ đó tăng lợi nhuận. Hàng hoá của Việt Nam có tính cạnh tranh hơn, khối lượng hàng hoá tiêu thụ được nhiều hơn trên thị trường quốc tế, do đó sẽ khuyến khích sản xuất trong nước phát triển
Chi phí vận tải tiết kiệm được có thể lượng hoá bằng cách so sánh 2 phương án "có dự án cảng biển" và "không có dự án cảng biển". Mức tiết kiệm chi phí vận tải cho cộng đồng được ký hiệu là MTK
n
MTK = (C0j - C1j )xQj
j=1
Trong công thức này:
- C0j, C1j - là chi phí cho vận chuyển (tính cho 1 đơn vị sản phẩm vận chuyển kể cả các thứ thuế) khi không thực hiện dự án và khi có thực hiện dự án tại cảng biển thứj.
- Qj: Khối lượng hàng hoá vận chuyển qua cảng thứj
- j: là chỉ số để chỉ thứ tự dự án cảng biển trên toàn quốc j = 1 - n. Giả định có n dự án cảng biển trên toànquốc.
Chỉ tiêu này rất quan trọng khi đánh giá hiệu quả đầu tư cảng biển, đặc biệt là các cảng biển quốctế.
Chỉ tiêu 6: Tạo việc làm và tăng năng suất lao động
Tạo việc làm
Cũng như tất cả các hoạt động ĐTPT nói chung trong nền kinh tế, ĐTPT cảng biển đã tạo thêm việc làm mới, trên cơ sở đó góp phần ổn định xã hội, tạo tiền đề cho phát triển theo hướng toàn dụng lao động. Chỉ tiêu được tính ở đây là số lao động có việc làm nhờ thực hiện dự án cảng biển và tỷlệ lao động, tỷ lệ vốn đầu tư.
Số lao động
có việc làm tăngthêm nhờ thựchiện
các DA cảng biển
Số lao động cần thiết
cho quá trình
= xâydựngvà +
khai thác cảng
Số laođộng
cần thiết ở các dự án liên đới
Dự án liên đới ở đây chính là các dự án phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... được hình thành nhờ sự xuất hiện của cảng biển.
Tỷ lệ
lao động =
Tỷ lệ
Số lao động tăng thêm nhờ ĐTPT cảng biển
Số lao động tăng thêm của cả nềnkinhtế
Tổng vốn đầu tư phát triển cảng biển
vốn đầu tư = Tổng vốn đầu tư của cả nềnkinhtế
Sau khi tính tỷ lệ lao động và tỷ lệ vốn đầu tư, so sánh hai chỉ tiêu này với nhau để biết được hiệu quả của hoạt động đầu tư cảng biển trong tạo việc làm. Nếu như hoạt động ĐTPT cảng biển nhận rất nhiều vốn của nền kinh tế, nhưng không tạo ra nhiều việc làm thì chứng tỏ hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên khi tính chỉ tiêu này cần lưu ý đến suất đầu tư để tạo ra một chỗ làm việc của các ngành là khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm công nghệ của mỗi ngành.
Tăng năng suất lao động
Hoạt động ĐTPT cảng biển sẽ góp phần tăng năng suất lao động tại cảng nếu như trong cơ cấu đầu tư chú trọng đến đầu tư mua sắm hiện đại hoá thiết bị, đầu tư phát triển nguồn nhân lực... Nếu ĐTPT cảng biển không làm tăng năng suất lao động tại cảng thì chỉ là đầu tư theo chiều rộng để tăng số lượng cầu bến mà chưa chú trọng hiện đại hoá. Như thế thì hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ lạc hậu, không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới, sẽ rất khó khăn để Việt Nam tham gia vào chuỗi vận tải toàn cầu.
Chỉ tiêu 7: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế
Tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước
Sau đầu tư, các cảng biển đi vào hoạt động sẽ tăng đóng góp vào ngân sách nhà nước thông qua các loại thuế, phí. Lợi ích kinh tế mà các dự án cảng biển trực tiếp đem lại như sau:
- Thuế giá trị gia tăng(VAT)
- Thuế thu nhập hàngnăm
- Các khoản lợi ích của các cơ quan liên quan: Nhà nước thu được từ phí trọng tải, Cục Hàng hải Việt Nam thu được từ phí đảm bảo hàng hải, các Cảng vụ thu được phí thủ tục và các công ty Hoa tiêu thu được từ phí hoa tiêu ...
Cần lưu ý là hoạt động ĐTPT cảng biển tạo ra cơ sở vật chất để tiếp nhận nhiều hơn hàng hoá xuất nhập khẩu, nhờ đó gián tiếp làm tăng thu cho ngân sách nhà nước thông qua phần thuế xuất nhập khẩu tăng thêm. Do đó nếu có thể, nên tính phần thuế xuất nhập khẩu của hàng hoá qua cảng tăng thêm vào tăng thu cho NSNN.
Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế, các khu công nghiệp, các đôthị...
Sự phát triển của hệ thống cảng biển có tác động lan toả rất lớn đối với việc phát triển các ngành kinh tế khác và các địa phương ven biển trên lãnh thổ Việt Nam. Những nhà máy sản xuất bằng nguyên liệu nhập khẩu, đồng thời xuất khẩu sản phẩm bằng đường biển nếu được đặt trong cảng hay khu vực gần cảng thì sẽ tiết kiệm được chi phí vận tải rất nhiều. Do đó sự hình thành và phát triển cảng biển là một trong những điều kiện thuận lợi để hình thành các khu công nghiệp, khu chế xuất. Hơn nữa, cảng biển có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển của thành phố cảng theo các phương diện khác nhau: tạo ra quy mô mở rộng thành phố, tạo việc làm cho người dân trong thành phố... và thu hút lao động từ nơi khác tới làm cho dân số vùng này tăng lên. Các hoạt động giao lưu, buôn bán công nghiệp và dịch vụ diễn ra trong cảng cũng là nhân tố thúc đẩy quá trình phát triển của các khu đôt hị.
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả ĐTPT cảng biển cả mặt kinh tế và xã hội.
Tuy nhiên rất khó lượng hoá lợi ích này bằng con số nên chỉ tiêu này chỉ mang tính chất định tính.
Đóng góp của ĐTPT cảng biển vào tăng trưởng GDP
Sự đóng góp của ĐTPT cảng biển đối với nền kinh tế, đối với cộng đồng là tổng hợp của tất cả các lợi ích kể trên. Tuy không trực tiếp tạo ra sự tăng trưởng và tích luỹ của nền kinh tế, nhưng hoạt động ĐTPT cảng biển cũng góp phần quan trọng tạo nên sự tăng trưởng của quốc gia, được thể hiện bằng chỉ tiêuGDP.
Chỉ tiêu 8: Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của ngành cảng biển và các doanh nghiệp cảng
Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của ngành cảngbiển
- Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của ngành cảng biển phản ánh cứ 1 đơn vị vốn đầu tư vào hệ thống cảng biển Việt Nam sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị gia tăng GO cho ngành cảngbiển.
Hiệu suất sử dụng
vốn đầu tư ngành cảng biển =
GO
I =
Giá trị gia tăng tăng thêm
do đầu tư mớitạora Tổng vốnĐTPT
của toàn ngành cảng biển
- Theo có điều chỉnh, GO ngành cảng biển được tính như sau:
GO m
ngành cảng = (Pi - Gi CIF/FOB)xQi
i=1
GO
ngành cảng : giá trị gia tăng mà cảng đã tạo ra được cho nền kinh tế
Pi : giá cả của hàng hoá loại i được tiêu thụ trên thị trường
Gi : Giá thành nhập khẩu hàng hoá loại i theo điều kiện CIF/FOB Qi : Khối lượng hàng hoá loại i qua cảng biển
m: có m loại hàng hoá qua cảng biển
Phần chênh lệch giữa Pi và Gi chính là phần giá trị gia tăng mà cảng tạo nên cho 1 đơn vị sản phẩm loại i. Phần chênh lệch này chính là các chi phí cảng đã bỏ ra để hoàn thiện sản phẩm, lưu kho... Vì thế GOngành cảng có thể tính theo công thức sau:
GO m
ngành cảng = (CHTi + CKBi + CLTi )xQi (1-14)
i=1
Trong đó:
CHTi: chi phí hoàn thiện hàng trước khi đưa đi tiêu thụ CKBi: chi phí cho hàng hoá tại kho, bãi
CLTi: chi phí lưu thông
Quá trình hoàn thiện hàng hoá tại cảng có thể bao gồm các công đoạn như chế biến, chế tạo, lắp ráp, phân loại, đóng gói, in kẻ ký mã hiệu để tạo ra hàng hoá hoàn chỉnh.
Nếu tính GOngành cảng theo cách này thì phải tính cho từng loại hàng hoá qua cảng, nên khó có thể áp dụng được trên thực tế nếu số liệu thống kê hoạt động của các cảng biển trên toàn quốc không đầy đủ.
GO ngành cảng cũng có thể tính bằng cách lấy tổng giá trị gia tăng do tất cả các doanh nghiệp cảng biển (VAi) tạo nên.
GO n
ngành cảng =VAj (1-15)
j=1
Trongđó: VAj: giá trị gia tăng của doanh nghiệp cảngthứj n: có n doanh nghiệp cảng biển trên toànquốc
Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của các doanh nghiệp cảng biển
Hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của doanh nghiệp cảng biển được xác định bằng việc so sánh giá trị gia tăng tăng thêm (hoặc lợi nhuận tăng thêm) trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư thực hiện trong kỳ nghiên cứu, thể hiện bằng chỉ tiêu HVA vàHLN.
HVA =
VA
I =
Giá trị gia tăng tăng thêm do đầu tư mới tạo ra
Tổng vốn ĐTPT củadoanhnghiệp
HLN =Lợi nhuận
I =
Lợi nhuận tăng thêm do đầu tư mới tạo ra
Tổng vốn ĐTPT củadoanhnghiệp (1-17)
- Cách tính VA của doanh nghiệp cảng biển:
VA=
Giá trị thị trường sản phẩm đầu ra - của doanh nghiệp
Giá trị đầu vào được chuyểnhết vào giá trị sảnphẩm
trong quá trình sản xuấ
VA tính theo cách này sẽ phản ánh chính xác giá trị gia tăng do doanh nghiệp tạo ra, nhưng rất khó tính do số liệu thống kê không đầy đủ. Do đó VA cũng có thể được tính theo luồng thu nhập hoặc chi phí. Có thể dựa vào cách tính GDP của nền kinh tế để suy ra cách tính VA cho mỗi doanh nghiệp. GDP được xác định theo công thức sau :
GDP = w + i + r + + D+Te (1-19)
Trongđó: w: chi phí tiền công,tiềnlương i: chi phí thuêvốn
r: chi phí thuê tài sản nhà xưởng, đất đai
: lợi nhuận
D: khấu hao tài sản cố định
Te: thuế mà Chính phủ đánh vào tiêu dùng
Nếu dựa vào cách tính trên, giá trị VA của doanh nghiệp cảng biển sẽ bao gồm tiền lương, tiền trả lãi vốn vay, tiền thuê, lợi nhuận sau thuê, khấu hao và tiền thuế nộp cho Chính phủ.
Cần lưu ý trong một doanh nghiệp, giá trị gia tăng tăng thêm (VA) và lợi nhuận tăng thêm (LN) là do 3 nhân tố sau tạo nên [100]: do đầu tư trước đó chưa phát huy hết công suất và đến thời kỳ nghiên cứu nó mới phát huy tác dụng, do cơ chế chính sách và do đầu tư mới tạo ra. Vì thế khi tính chỉ tiêu này phải bóc tách trong VA và LN thì phần nào do đầu tư trước đó tạo ra, phần nào do cơ chế chính sách tạo ra và phần nào do đầu tư mới tạo ra.Sau đó chỉ lấy phần VAvà LN do đầu tư mới tạo ra chia cho tổng vốn đầu tư để có được chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn đầu tư của một doanh nghiệp.
Hiện Bạn dành bao nhiêu Tiền để đầu tư cho “mỗi” Bất Động Sản, hãy chia sẽ cùng 2dhReal vơi số tiền đó
· Bạn muốn đầu tư loại Bất Động Sản nào, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua ở đâu
· Bạn muốn đầu tư Bất Động Sản ở đâu, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua loại Bất Động Động Sản nào
Để có thông tin chi tiết về Pháp lý & Quy hoạch vui lòng liên hệ
Mr Dũng 0913 113 341
Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Rất đơn giản 2dhReal là những người có đam mê về bất động sản, đó là nền tảng cho tư duy sáng tạo và chuyên môn của 2dhReal. Triết lý kinh doanh của 2dhReal là chất lượng không phải số lượng, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin là tối quan trọng để thành công