Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
I. Nguồn vốn đâu tư phát triển cảng biển
Nguồn vốn có thể sử dụng để đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam bao gồm những nguồn sau:
1. Nguồn vốn ngân sách nhà nước
Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Đối với hoạt động ĐTPT cảng biển, ngân sách nhà nước đóng vai trò không thể thiếu, là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư cảng biển. Hoạt động ĐTPT cảng biển đòi hỏi khối lượng vốn lớn, thời gian thu hồi vốn dài nên các nhà đầu tư không đủ khả năng hoặc không muốn bỏ vốn ra đầu tư, trong khi cảng biển có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế. Do vậy, ngân sách nhà nước là nguồn vốn quan trọng nhất trong ĐTPT cảng biển.
2. Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Nguồn vốn ODA thường được các nước đang phát triển sử dụng để đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, xây dựng đường giao thông, phát triển năng lượng ... Cảng biển nằm trong lĩnh vực giao thông vận tải và do đó ODA đóng vai trò rất quan trọng trong việc ĐTPT cảng biển tại Việt Nam thời gian qua.
3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vốn vào một nước và trực tiếp tham gia điều hành để trực tiếp đạt được một mục đích nào đó hoặc để thực hiện một chính sách nào đó về kinh tế, chính trị tùy theo mục đích, địa vị và những tính toán của mình. ĐTPT cảng biển là lĩnh vực đem lại lợi nhuận hấp dẫn nên thời gian gần đây bắt đầu thu hút được sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo tổng thư ký Hiệp hội cảng biển Việt Nam thì đầu tư cảng biển mang lại một khoản lợi nhuận không nhỏ nên thu hút được các nhà đầu tư; chỉ sau một vài năm đầu, sau khi cảng đi vào hoạt động là nhà đầu tư có thể thu hồi vốn. Nếu so với lĩnh vực đầu tư xây dựng đường bộ là lĩnh vực còn mang tính công cộng nhiều, thì đầu tư cảng biển có lợi nhuận cao hơn. Nhưng muốn kéo được các nhà đầu tư tư nhân vào lĩnh vực cảng biển, nhà nước phải tạo ra các cơ chế, chính sách phù hợp.
4. Nguồn vốn doanh nghiệp cảng
Trước đây, trong hoạt động ĐTPT cảng biển vẫn áp dụng cơ chế nhà nước bỏ tiền đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển rồi giao cho doanh nghiệp nhà nước khai thác kinh doanh. Hiện nay, trong cơ chế cạnh tranh, các doanh nghiệp cảng cũng tăng cường đầu tư nhằm nâng cao năng lực khai thác bằng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp. Tuy còn nhiều hạn chế trong sử dụng vốn, vốn đầu tư bị thất thoát, đầu tư manh mún dàn trải, nhưng phải nói rằng vốn tự có của doanh nghiệp cảng đang dần dần đóng một vai trò quan trọng trong tổng vốn đầu tư phát triển cảng.
· Xu hướng cổ phần hoá các doanh nghiệp cảng nhà nước đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế lớn, nguồn vốn cổ phần đang ngày càng gia tăng làm tăng thêm nguồn vốn cho ĐTPT cảng biển.
· Ngoài ra, có thể kể đến một số nguồn vốn khác bao gồm thu phí bảo đảm hàng hải, thu từ khấu hao, vốn vay mua (là nguồn vốn vay nước ngoài rồi thực hiện trả góp trong một thời kỳ nhất định)
5. Nguồn vốn đầu tư tư nhân
Nguồn vốn đầu tư tư nhân trong nước bao gồm: vốn tiết kiệm của dân cư, vốn của các doanh nghiệp tư nhân và vốn của hợp tác xã. Đặc điểm của nguồn vốn này là thường chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, do đó thường tập trung đầu tư vào các ngành, lĩnh vực không đòi hỏi vốn lớn và phải nhanh thu hồi vốn. Lĩnh vực cảng biển lại đòi hỏi khối lượng vốn rất lớn và chậm thu hồi vốn nên chưa thu hút được nhiều các nhà đầu tư tư nhân. Tuy nhiên, nếu thu hút được nguồn vốn từ khu vực tư nhân (kể cả trong nước và nước ngoài) cho ĐTPT cảng biển thì sẽ đạt được nhiều mụctiêu:
- Giảm gánh nặng đầu tư của Chính phủ và không tăng nợ công
- Nâng cao hiệu quả khai thác cảng biển vì năng lực quản lý của khu vực tư nhân tốt hơn, họ phải sử dụng đồng vốn của bản thân có hiệu quả nên họ luôn tối ưu hoá chi phí trong suốt dòng đời của dự án, tiến độ thi công cũng nhanh hơn do áp lực sớm đưa công trình vào sử dụng để còn thu hồi vốn. Thực tế là các nguồn vốn nhà nước, đặc biệt là vốn ngân sách nhà nước cho cảng biển dễ bị thất thoát lãng phí còn khu vực tư nhân tham gia đầu tư đã hạn chế được điều này.
- Sức sáng tạo cao hơn, áp dụng nhiều công nghệ mới... nên có thể cung cấp dịch vụ có chất lượng cao và giá thành rẻ cho người sử dụng.
- Khả năng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng, nhanh nhạy hơn với cạnhtranh...
- Bên cạnh đó, khi khu vực tư nhân đầu tư vào cảng biển cũng có những hạn chế bởi bản chất của tư nhân là tìm kiếm lợi nhuận. Những hạn chế đó là: Tư nhân có xu thế bỏ qua những ảnh hưởng tiêu cực của việc xây dựng cảng biển đến môi trường, đến điều kiện sống của người dân. Họ có thể vô tình hoặc cố ý không thực thi các giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và làm mất cân bằng sinh thái do việc xây dựng cảng biển gây ra.
- Việc cạnh tranh thái quá giữa các nhà đầu tư và khai thác cảng biển có thể dẫn đến cạnh tranh không lành mạnh như thi nhau giảm giá, cung cấp dịch vụ thấp hơn... làm mất uy tín của hệ thống cảng biển.
- Khi các nhà đầu tư tư nhân tham gia ĐTPT cảng biển cũng có thể dẫn đến việc độc quyền hoá của các nhà tư bản lớn mạnh. Khi đó, giá dịch vụ có thể rất cao và các công ty tư nhân khác yếu hơn có thể bị phá sản.
Như vậy, nguồn vốn tư nhân là một nguồn vốn tiềm năng quan trọng để đầu tư phát triển cảng biển Việt Nam, tuy nhiên thử thách của việc thu hút tư nhân đầu tư vào cảng biển là làm sao nâng cao được hiệu quả khai thác trong khi vẫn đảm bảo được việc duy trì và bảo vệ lợi ích công cộng
II. Nội dung đầu tư phát tiển cảng biển
Để đánh giá hoạt động ĐTPT cảng biển một cách toàn diện cần phân tích trên các góc độ: theo từng vùng miền của đất nước, theo từng loại cảng, theo từng nội dung đầu tư và theo các giai đoạn của quy trình đầu tư.
1. Thứ nhất, đầu tư phát triển cảng biển theo khu vực địa lý
Do điều kiện địa hình Việt Nam trải dài với một nửa đường biên giới giáp biển, với 3 miền Bắc Trung Nam có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên cho xây dựng cảng có nhiều điểm khác biệt, sự phát triển kinh tế xã hội của 3 miền quyết định nguồn hàng cho cảng biển cũng có nhiều sự khác biệt. Vì vậy cần nghiên cứu hoạt động ĐTPT cảng biển cho từng miền của đất nước: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
2. Thứ hai, đầu tư phát triển cảng biển theo từng loại cảng
Các loại cảng biển như cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp, cảng container, cảng trung chuyển quốc tế có chức năng, nhiệm vụ, vai trò rất khác nhau, do đó hoạt động ĐTPT từng loại cảng này cũng có nhiều điểm khác nhau. Khác nhau từ nhu cầu vốn đầu tư đến kỹ thuật xây dựng và quá trình vận hành khai thác. Tuy nhiên giữa các loại cảng không có sự phân biệt rạch ròi. Cảng container riêng biệt ở Việt Nam rất ít và mới được xây dựng, còn phần lớn chỉ là bến container nằm trong cảng tổng hợp nên gọi chung là cảng tổng hợp container. Như vậy trong cảng tổng hợp cũng có các bến container, cũng có bến chuyên dùng nhưng chức năng chủ yếu là làm hàng tổng hợp và container. Trong cảng chuyên dùng cũng có thể có bến làm hàng tổng hợp container, song công năng chính là làm hàng chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất - dịch vụ hoặc khu công nghiệp có cảng. Vì vậy, để đánh giá thực trạng ĐTPT cảng biển, cần phân tích hoạt động ĐTPT của 3 loại cảng: cảng chuyên dụng, cảng tổng hợp container và cảng trung chuyển quốc tế.
3. Thứ ba, đầu tư phát triển cảng biển theo nội dung đầu tư
Khi phân tích hoạt động ĐTPT của bất cứ ngành nào, cũng cần nghiên cứu 3 nội dung lớn là đầu tư xây dựng, đầu tư thiết bị và đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Vì thế khi phân tích ĐTPT cảng biển cũng cần nghiên cứu 3 nội dung này:
- Đầu tư xây dựng cảng: đây là hoạt động đầu tư phức tạp nhất, quan trọng nhất bởi ngành cảng là ngành có tỷ lệ đầu tư vào tài sản cố định lớn hơn rất nhiều so với các ngành nghề khác. Đầu tư xây dựng cảng sẽ tạo ra cơ sở hạ tầng cảng biển và được xem xét ở 4 nội dung:
ü Đầu tư xây dựng KCHT bến cảng, bao gồm đầu tư vào toàn bộ hệ thống cầu tàu, kho bãi, giao thông nội bộ cảng, điệnnước...
ü Đầu tư xây dựng KCHT công cộng cảng biển, bao gồm đầu tư vào kè, đê chắn sóng, hệ thống luồng cho tàu ra vào cảng...
ü Đầu tư vào hệ thống giao thông nối cảng với mạng lưới giao thông quốc gia, bao gồm hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nhằm giải toả hàng hoá thông quacảng.
ü Đầu tư vào cảng cạn ICD: là đầu tư vào những trung tâm tập kết container và hàng rời nằm sâu trong đất liền để thúc đẩy kinh tế vùng xa biển và các quốc gia không có biển phát triển, nhằm tạo chân hàng vững chắc cho các cảng biển trungtâm.
- Đầu tư thiết bị: cần nghiên cứu đầu tư vào thiết bị xếp dỡ hàng hoá, đầu tư vào các phương tiện thiết bị chuyên dùng phục vụ công tác quản lý của các cơ quan chuyên ngành và việc áp dụng công nghệ thông tin vào khai thác, quản lý cảng. Riêng trong đầu tư thiết bị xếp dỡ, cần nghiên cứu đầu tư vào cả 3 chủng loại thiết bị: các thiết bị xếp dỡ từ tàu vào bờ và ngược lại, các thiết bị vận chuyển hàng hoá từ cầu tàu vào bãi và ngược lại; các thiết bị bốc xếp hàng tại kho bãi. Trong đó các thiết bị xếp hàng từ tàu vào bờ được coi là quan trọng nhất, quyết định năng suất bốc xếp nên cần được chú trọng đầutư.
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: cần nghiên cứu ĐTPT nguồn nhân lực cho mọi giai đoạn của quá trình phát triển cảng: ĐTPT nguồn nhân lực cho công tác quy hoạch cảng biển, cho giai đoạn thiết kế, xây dựng cảng và quản lý dự án; cho giai đoạn cung cấp thiết bị và chuyển giao công nghệ, và đặc biệt là cho giai đoạn khai thác cảng, bởi năng lực phục vụ của cán bộ công nhân viên phục vụ cảng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển củacảng.
4. Thứ tư, đầu tư phát triển cảng biển theo hình thức đầu tư
Nghiên cứu thực trạng đầu tư vào cảng biển theo hình thức đầu tư mới hay cải tạo mở rộng sẽ cho biết hoạt động đầu tư thời gian qua chủ yếu là duy trì tiềm lực sẵn có (đầu tư thay thế) hay tạo ra tiềm lực lớn hơn cho hệ thống cảng biểnViệt Nam. Đồng thời quá trình nghiên cứu cần làm rõ nguồn vốn cho đầu tư mới, nguồn vốn cho cải tạo mở rộng để đánh giá được hiệu quả sử dụng vốn.
Quá trình nghiên cứu hoạt động ĐTPT cảng biển trên các góc độ khác nhau sẽ giúp tìm ra được những hạn chế cần khắc phục để từ đó đề ra các giải pháp
Hiện Bạn dành bao nhiêu Tiền để đầu tư cho “mỗi” Bất Động Sản, hãy chia sẽ cùng 2dhReal vơi số tiền đó
· Bạn muốn đầu tư loại Bất Động Sản nào, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua ở đâu
· Bạn muốn đầu tư Bất Động Sản ở đâu, 2dhReal sẽ cho bạn biết bạn nên mua loại Bất Động Động Sản nào
Để có thông tin chi tiết về Pháp lý & Quy hoạch vui lòng liên hệ
Mr Dũng 0913 113 341
Bạn quan tâm Quỹ đất đầu tư dự án, Hãy đồng hành cùng 2dhReal
Tại sao Bạn chọn 2dhReal, chúng tôi chuyên Tư vấn Đầu tư & Mua Bán | Cảng biển | Bán Khách sạn | Bán Resort | Bán Cao ốc văn phòng| Bán Biệt thự | Bán bệnh viện | Bán trường học | Bán Khu chung cư | Bán nhà mặt tiền tại Việt Nam
Rất đơn giản 2dhReal là những người có đam mê về bất động sản, đó là nền tảng cho tư duy sáng tạo và chuyên môn của 2dhReal. Triết lý kinh doanh của 2dhReal là chất lượng không phải số lượng, đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin là tối quan trọng để thành công